II. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
a. Nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá
Trong bài nghiên cứu của mình, Võ Văn Minh (2009) dùng mơ hình VAR để ước lượng mức tác động của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam với chuỗi số liệu tháng từ 1/2001 - 2/2007 cũng chứng minh được việc phá giá đồng Việt Nam tạo ra tác động khơng hồn hảo lên giá nhập khẩu và lạm phát CPI. Kết quả định lượng cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sau 6 tháng là 1,04, sau 1 năm là 0,21; tuy nhiên mức truyền dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau 1 năm chỉ là 0,13 – ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Do độ lớn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng là khá thấp, tác giả khuyến nghị một sự linh hoạt hơn của cơ chế điều hành tỷ giá hối đối ví dụ như cho phép sự biến động biên độ tỷ giá hối đoái lớn hơn .
Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) trong một nghiên cứu về các yếu tố tác động lên lạm phát CPI của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010, cho kết luận khi Ngân hàng Nhà nước tăng 1% tỷ giá chính thức USD/VND sẽ tạo áp lực làm tăng lạm phát, và tỷ giá giải thích khoảng 19% mức lạm phát CPI sau 12 tháng và khoảng 30% sau 17 tháng. Nghiên cứu cho thấy tỷ giá là một yếu tố khá quan trọng giải thích biến động của lạm phát, nhưng hạn chế chính của nghiên cứu này là việc sử dụng tỷ giá
chính thức giữa VND và USD thay vì tỷ giá hữu hiệu giữa VND và các đồng tiền của nhiều nước bạn hàng.
Nguyễn Thị Ngọc Trang & Lục Văn Cƣờng (2012) đã khảo sát sự chuyển dịch tỷ giá
danh nghĩa có hiệu lực đến chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam cho giai đoạn Quý 1/2001 đến Quý 4/2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự chuyển dịch tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực đến chỉ số giá sản xuất là hoàn toàn trong dài hạn. Kết quả ước lượng cũng cho thấy tác động của chi phí sản xuất của nhà xuất khẩu nước ngoài cũng được chuyển dịch hoàn toàn vào chỉ số giá nhập khẩu trong dài hạn. Bài viết cũng phát hiện rằng khơng có sự chuyển dịch bất cân xứng từ tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực đến chỉ số giá nhập khẩu khi có sự biến động lớn và biến động nhỏ trong tỷ giá hối đoái. Kết quả kiểm định giai đoạn 2 của sự chuyển dịch tỷ giá cho thấy sự chuyển dịch tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, sau đó đến chỉ số giá sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng.