Các nghiên cứu về truyền dẫn chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của chính sách tiền tệ và mở cửa thương mại lên ERPT tại VN (Trang 26 - 28)

II. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

b. Các nghiên cứu về truyền dẫn chính sách tiền tệ

Mở rộng hơn các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá là các nghiên cứu về truyền dẫn chính sách tiền tệ, các nghiên cứu này sẽ xem xét thêm các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ bên cạnh tỷ giá hối đối đó là các kênh lãi suất và cung tiền. Hiện này các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam cũng không nhiều.

Nguyễn Phi Lân (2010) Tại trang thông tin của Ngân hàng Nhà nước, bài nghiên cứu

của tác giả với chuỗi số liệu từ 1998 - 2009 về cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ cũng cho thấy tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ giá và lạm phát mặc dù khả năng giải thích của tỷ giá đối với lạm phát là khá khiêm tốn, 5% sau 12 tháng và 8% sau 24 tháng. Kết quả phân tích cũng cho thấy sự biến động của tỷ giá phụ thuộc rất lớn vào công tác điều hành chính sách tiền tệ thơng qua các cơng cụ lãi suất và lượng tiền cung ứng ra lưu

thông, các nhân tố bên ngoài nền kinh tế cũng tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng không quá lớn.

Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Hữu Tuấn (2012): Bằng cách tiếp cận mơ hình SVAR, nghiên cứu đã ước lượng tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đối với Việt Nam. Các kênh truyền dẫn lãi suất và tỷ giá hối đối đã được phân tích để xác định độ lớn và thời gian chính sách tiền tệ truyền dẫn đến các biến mục tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại một số puzzle trong đó có price puzzle. Kênh lãi suất tạo ra phản ứng trễ đối với biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đối lại có phản ứng ngay tức thì trước cú sốc tỷ giá hối đối. Như vậy có thể thấy lạm phát ở Việt Nam nhạy cảm nhiều hơn với kênh tỷ giá hối đối.

Tóm lại hầu hết các nghiên cứu đều có chung kết quả là mức độ truyền dẫn của các cú sốc tỷ giá hối đối có ảnh hưởng mạnh nhất lên chỉ số giá nhập khẩu, kế tiếp là chỉ số giá sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng. Qua đó, cho thấy vai trị quan trọng của ERPT là khả năng dự báo lạm phát và những tác động của nó mà bất kỳ ngân hàng Trung ương nào cũng phải nắm rõ để điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy việc đo lường hiệu ứng ERPT một cách tồn diện tại Việt Nam là vơ cùng cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây lam phát tăng cao, Việt Nam tham gia thành viên nhiều tổ chức Thế giới, song song với những vấn đề đó đang cần được chú ý qua hai yếu tố quan trọng đó là mức độ mở cửa thương mại cũng như chính sách tiền tệ đều có ảnh hưởng đến sự truyền dẫn tỷ giá theo từng mức độ khác nhau.

Có thể thấy chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh so sánh mức ảnh hưởng của từng yếu tố vĩ mơ đến ERPT tại Việt Nam để có thể đánh giá đầy đủ về tầm quan trọng của từng nhân tố nhằm đưa ra định hướng chính sách phù hợp, bên cạnh những mặt đóng góp tích cực, các bài nghiên cứu còn những hạn chế nhất định. Kết hợp với hai yếu tố chính sách tiền tệ và độ mở cửa thương mại, mục tiêu của bài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào khảo sát vai trị của hai yếu tố chính sách tiền tệ và mở cửa thương mại lên ERPT tại Việt Nam và cố gắng vượt qua những mặt hạn chế của các nghiên cứu trước kia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của chính sách tiền tệ và mở cửa thương mại lên ERPT tại VN (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w