Chọn 1 trong 2ý sau:

Một phần của tài liệu DC đề đọc HIỂU NGỮ văn 9 (p1) (Trang 41 - 44)

1. Câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.

2. Viết đoạn văn khoảng 12 dòng theo cách diễn dịch. Phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí (trong đó có sử dụng câu ghép).

Chép lại và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép.

GỢI Ý

a.- Trong đoạn thơ có từ bị chép sai là “hai”, phải chép lại là “đôi” : “Anh với tôi đôi người xa lạ”.

- Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như sau: “Hai” là từ chỉ số lượng cịn “đơi” là danh từ chỉ đơn vị. Từ “hai”chỉ sự riêng biệt, từ “đôi” chỉ sự không tách rời. Như vậy, phải chăng trong xa lạ đã có cơ sở của sự thân quen? Điều đó tạo nền móng cho chuyển biến tình cảm của họ.

b. Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Du có từ tri kỉ :

hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ

Từ tri kỉ trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đơi bạn thân thiết, hiểu nhau.

Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác : ở câu thơ của Chính Hữu,

tri kỉ chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, tri kỉ lại chỉ

tình bạn giữa trăng với người. c. Tác dụng:

- Về nghệ thuật: Tạo nhịp điệu, là bản lề khép mở ý thơ…

- Về nội dung: Giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà thơ: biểu hiện sự cô đặc, dồn thụ sức nặng tư tưởng, cảm xúc của tác giả…)

d. (1) Viết đoạn văn:

*Về nội dung, chỉ cần chỉ ra được:

- Từ “đồng chí” đứng thành một câu thơ đặc biệt với dấu chấm than,vừa ngân vang như một tiếng gọi tha thiết; vừa tạo thành một nốt nhấn, lắng lại, như kh ng định về một tình cảm rất đỗi thiêng liêng.

- Từ “đồng chí” như một bản lề gắn kết hai đoạn của bài thơ, tổng kết phần trên và mở ra hướng cảm xúc cho phần sau: cơ sở hình thành tình đồng chí và những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí.

- Hai tiếng “đồng chí” giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh.

*Về hình thức: khơng quy định cụ thể, nên có thể tự lựa chọn cấu trúc đoạn cho phù hợp, giới hạn 8 câu.

ĐV tham khảo: Bài thơ ” Đồng chí” của Chính Hữu ca ngợi tình cảm cao đẹp của những người lính anh bộ đội cụ Hồ trong đó tính hàm xúc của bài thơ được đặc biệt thể hiện ở dòng thơ thứ 7 trong bài thơ ” Đồng chí” dịng thơ chỉ có một từ kết hợp với dấu chấm than, đứng riêng thành một dịng thơ và có ý nghĩa biểu cảm lớn, nhấn mạnh tình cảm mới mẻ thiêng liêng – tình đồng chí. Đây là tình cảm kết tinh từ mọi cảm xúc, là cao độ của tình bạn, tình người, có nghĩa được bắt nguồn từ những tình cảm mang tính truyền thống, đồng thời là sự gắn kết của bài thơ, nó là bản lề kh ng định khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí của sáu câu thơ trước, cịn với những câu thơ phía sau là sự mở rộng, sự triển khai biểu hiện cụ thể của tình đồng chí, với ý nghĩa đặc biệt như vậy nên dòng thơ thứ 7 đã được lấy làm nhan đề cho bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

(2) êu cầu về hình thức: Đoạn văn có độ dài khoảng 12 dòng theo lối diễn

dịch, qui nạp, hay tổng phân hợp, có một câu ghép

êu cầu về nội dung: Cần làm nổi bật nội dụng sau:

- Sự gắn bó của những con người từ những vùng quê nghèo khổ khác nhau: xa lạ- tri kỉ

- Họ cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu

- Chú ý vào các từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi: chung chăn, tri kỉ, súng bên súng, đầu sát bên đầu.

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Đồng chí” – Chính Hữu sáng tác năm 1946 đã rất thành công trong việc thể hiện được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí. Mở đầu là hai câu thơ:“Quê hương anh nước mặn đồng chua, Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Nghệ thuật đối xứng “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” giúp ta hình dung ra những người lính đều là con em của những người nông dân từ các miền quê nghèo khó, hội tụ về đây trong đội ngũ chiến đấu. “Anh với tôi đôi người xa lạ, Tự phương trời ch ng hẹn quen nhau”. Từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng ch ng thể tách rời nhau, thể hiện sự đồn kết, gắn bó keo sơn kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn. Từ phương trời tuy ch ng hẹn quen nhau nhưng họ là những người cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ, trong trái tim của họ nảy nở lên những ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí – tình cảm ấy khơng chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lí trí lẫn lí tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc. “Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỉ”. Chính Hữu sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ qua từ “súng”, “đầu”, “bên” và

nghĩa: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng, …“Tri kỉ” cho thấy họ là những đôi bạn thân thiết, luôn sát cánh bên nhau khơng thể tách rời. Tóm lại, những người lính / tuy xuất thân từ những vùng quê nghèo khó nhưng

CN VN

họ / vẫn chung mục đích, chung một lí tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. CN VN

ĐỀ 5:

1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, cho biết hồn cảnh sáng tác của bài thơ.

2. Giải nghĩa từ “sương muối”.

3. Về hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” cuối bài thơ, nhà thơ Chính Hữu viết: Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm, trước mắt tơi chỉ có 3 nhân vật : khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật hịa quyện với nhau tạo ra hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Em có suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ độc đáo này? Hãy trình bày trong một đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận qui nạp, trong đoạn có sử dụng phép liên kết nối (gạch chân).

4. Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm.

5. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp với chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về

cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết

(gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối).

GỢI Ý:

1.- HS chép chính xác khổ thơ:

"Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.”

- Hoàn cảnh sáng tác: 1948, sau khi tác giả đó cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công qui mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

2. Giải nghĩa từ “ sương muối: sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa như muối trên cây cỏ hay mặt đất.

3. Viết đoạn : Đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hình thức : Đúng kiểu đoạn, đủ số câu đủ các yêu cầu của đoạn - Nội dung cần có các ý:

+ Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành qn, phục kích chờ giặc...

+ Đây là hình ảnh đẹp gợi bao liên tưởng phong phú...

+ Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vùa mang tính hiện thực, vừa mang tính lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết.

Liên kết chặt chẽ

4. Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “Đầu súng trăng treo”:

5. * Đoạn văn tổng-phân-hợp

- Phần mở đoạn: giới thiệu tên bài thơ, tác giả và vị trí đoan trích, nd khái quá của khổ thơ.

- Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ:

+ Bức tranh đẹp về tình đồng chí: người lính đứng cạnh bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh để chiến thắng cái khắc nghiệt của thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù. + Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: sự hịa hợp giữa súng và trăng tốt lên vẻ đẹp trong tâm hồn, trong cuộc đời người chiến sĩ cách mạng. Súng và trăng là chiến sĩ và thi sĩ, là hiện thực và lãng mạn…

- Phần kết đoạn: khái quát lại nd và nghệ thuật của đoạn thơ.

ĐV mẫu: Nếu những câu thơ đầu tiên của Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình

đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau thì ba câu thơ cuối chính là nhãn tự của cả bài, có sự kết hợp hài hịa giữa hiện thực và lãng mạn thể hiện biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽ, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đồn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hịa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính là biểu tượng giàu chất thơ nhất hiện lên thật cao đẹp, ngời sáng.

Một phần của tài liệu DC đề đọc HIỂU NGỮ văn 9 (p1) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)