Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê:

Một phần của tài liệu DC đề đọc HIỂU NGỮ văn 9 (p1) (Trang 67 - 69)

+ Các cụm từ: bà bảo, bà dạy, bà chăm diễn tả sâu sắc tấm lịng nhân hậu, tình u thương bao la và sự chăm sóc tận tình của bà dành cho người cháu.

+ Từ “bà” và “cháu” được lặp lại nhiều lần nhằm gợi tả tình bà cháu quấn qt, u thương.

+ Người bà thay thế cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho cháu.

→ Hình ảnh người bà tần tảo, khuya sớm, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ, cơng thầy.

Những hình ảnh về bà in đậm trong tâm trí người cháu và gây xúc động mỗi khi cháu nhớ về.

5. Bài thơ nhắc tới tiếng chim tu hú trong chương trình ngữ văn THCS: "Khi con tu hú"

của Tố Hữu.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Tiếng chim tu hú trong hai bài thơ:

+ Trong bài "Bếp lửa" của Bằng Việt: tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, mở ra sự ấm áp, tha thiết của tình bà cháu, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những ngày tháng tuổi thơ được bà chăm sóc, dạy dỗ.

+ Trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu: tiếng chim tu hú quen thuộc, báo hiệu mùa hè. Tiếng tu hú gọi bầy như thôi thúc người chiến sĩ phá bỏ rào cản để đón nhận vẻ đẹp, sự tự do của sự sống tươi đẹp bên ngoài.

ĐỀ 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dƣới:

Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vơ tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.

a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.

c) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

GỢI Ý:

a) - Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”. - Tác giả là Nguyễn Duy.

b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc.

c) - Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10- 12 câu, có liên kết, mạch lạc.

- Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội

dung sau:+ Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó.

+ Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tơn vinh các bậc anh hùng có cơng với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có cơng với cách mạng…(d/c)

+ Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.

ĐỀ 2 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dƣới:

Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng... Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vơ tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.

Câu hỏi

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?

2. Ghi lại các từ láy trong đoạn thơ ? Trong các từ láy đó từ nào nói đến cảm xúc của nhân vật trữ tình ? Đó là cảm xúc gì ?

3. Trong đoạn thơ « ánh trăng » biểu tượng cho điều gì ? 4. Đoạn thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?

5. Hành động giật mình có thể hiểu như thế nào ? Ở dịng cuối nhân vật trữ tình « giật mình » về điều gì ?

6. Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

7. Có thể viết câu thơ đầu tiên trong khổ thơ thành “Ngửa mặt lên nhìn trăng” được khơng? Vì sao? Chép lại 2 câu thơ trong bài đã học ở chương trình THCS cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm).

8. Nêu cảm xúc của tác giả trong khổ thơ trên bằng đoạn văn ngắn 5 câu.

GỢI Ý :

1. - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Từ láy : rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc.

- từ rưng rưng diễn tả nỗi xúc động đến nghẹn ngào, thổn thức trong cảm xúc của nv trữ tình.

3. Trong đoạn thơ « ánh trăng » là biểu tượng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn thủy chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cđ con người.

4. Biện pháp tu từ : từ mặt thứ 2 được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. - hai câu sau dùng biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê, điệp ngữ

- khổ cuối sd nghệ thuật đối lập, nhân hóa « ánh trăng im phăng phắc »

5. Ở dịng thơ cuối nhân vật trữ tình « giật mình » về sự vơ tình bạc bẽo, sự nơng nổi trong cách sống của mình khi lãng quên vầng trăng lãng quên quá khứ ân tình, thủy chung.

6. Từ “mặt” trong câu thơ thứ hai được dùng với nghĩa chuyển, điều này tạo nên tính đa nghĩa về ý thơ.

Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.

Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt tự vấn với chính bản thân mình để nhận ra sự thay đổi.

Một phần của tài liệu DC đề đọc HIỂU NGỮ văn 9 (p1) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)