Kiểm chứng đối với một phương án khí cụ bay CT14M cải tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu biên dạng khí động của khí cụ bay điều khiển một kênh (Trang 116 - 119)

Một phương án KCB được cải tiến từ KCB CT14M với phần thân trước là đầu nổ xuyên lõm kiểu tandem đã được bắn thử nghiệm với mục tiêu cố định ở cự ly 1.800 m. Biên dạng phối trí khí động của phương án như được trình bày trong Phụ lục 4. Luận án tiến hành kiểm chứng tính đúng đắn của mơ hình lực căng dây vi cáp điều khiển.

Các tham số khối lượng, quán tính, trọng tâm của phương án KCB cải tiến được xác định bằng đo đạc khảo sát thực tế (Bảng 4.7) [1].

Bảng 4.7. Các tham số khối lượng, quán tính khí cụ bay cải tiến

t (s) m (kg) xT (m) Jxx (kg.m2) Jyy = Jzz (kg.m2)

0 13 0,632 0,031 0,667

0,65 12,17 0,633 0,029 0,663

26,1 9,27 0,594 0,025 0,611

Bộ hệ số khí động của KCB CT14M cải tiến được xác định bằng phần mềm MD. Kết quả tính tốn được trình bày trong Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Hệ số khí động khí cụ bay CT14M cải tiến

α(độ) -10 -5 0 5 10 Cx 0,504 0,505 0,502 0,505 0,504 Cy -2,975 -1,396 0 1,396 2,975 mx0 0,626 0,564 0,476 0,564 0,626 mz0 0,475 0,181 0 -0,181 -0,475 x x m -0,668 -0,620 -0,541 -0,620 -0,668 z z m -1,393 -1,590 -1,546 -1,590 -1,393

Phương án KCB cải tiến này đã được bắn thử nghiệm thành công bắn trúng mục tiêu. Trong quá trình thử nghiệm đã tiến hành đo ghi lực căng dây vi cáp điều khiển. Lực căng dây vi cáp được đo bằng cảm biến kiểu áp điện tại bệ phóng. Sơ đồ gá đặt cảm biến đo lực căng dây vi cáp như Hình 4.16.

Hình 4.16. Sơ đồ gá đặt cảm biến đo lực căng dây cáp

phỏng chuyển động của phương án KCB cải tiến ở cự ly mục tiêu cố định 1.800 m. Kết quả nhận được đồ thị so sánh lực căng dây vi cáp (Hình 4.17).

Hình 4.17. Đồ thị so sánh lực căng dây vi cáp ở cự ly 1.800 m

Từ đồ thị so sánh lực căng dây vi cáp nhận thấy: lực căng dây vi cáp đo được từ thử nghiệm bắn bay phù hợp với kết quả tính tốn mơ phỏng động lực học bay KCB. Như vậy, chương trình tính tốn mơ phỏng chuyển động KCB và mơ hình lực căng dây vi cáp được xây dựng đúng đắn. Do đó, có thể dùng chương trình này để mô phỏng khảo sát chuyển động của các KCB điều khiển một kênh kiểu CT14M sử dụng dây vi cáp.

Tối ưu tham số thiết kế bộ cánh trước cho khí cụ bay điều khiển một 4.3.

kênh cải tiến kiểu CT14M

Khí cụ bay điều khiển một kênh sử dụng dây vi cáp được cải tiến từ KCB CT14M với phần chiến đấu sử dụng đầu nổ xuyên lõm kiểu tandem. Phần thân bay bao gồm động cơ, hệ thống điều khiển trên khoang và đài điều khiển mặt đất được giữ nguyên như KCB CT14M. Điều này làm thay đổi các tham số phân bố khối lượng, trọng tâm và quán tính của KCB. Để đảm bảo khả năng điều khiển và ổn định của KCB khi đó cần giải bài tốn tối ưu biên dạng khí động của KCB. Do các tham số phối trí khí động phần thân và cánh

ổn định không đổi nên các tham số tối ưu là các tham số thiết kế bộ cánh trước của KCB.

Ứng dụng phương pháp tối ưu ở Chương 3 giải bài toán tối ưu tham số thiết kế bộ cánh trước cho KCB điều khiển một kênh cải tiến từ KCB CT14M với các hàm ràng buộc của lớp KCB điều khiển một kênh với hàm mục tiêu là hệ số chất lượng khí động, tính ổn định và tính điều khiển được của KCB.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu biên dạng khí động của khí cụ bay điều khiển một kênh (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)