Khung nghiên cứu của luận văn

Một phần của tài liệu Yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động tới hoạt động thu thuế tại chi cục thuế quận 9 (Trang 36)

CHUƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3 Khung nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng thể hiện qua sơ đồ sau:

Bước 1 N = 18 Thảo luận nhóm Bước 2 Phỏng vấn bằng bẳng câu hỏi N = 116 Xử lý, phân tích dữ liệu Phần mềm SPSS 22 Hạn chế và giải pháp Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Kết quả nghiên cứu

Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu3.2 Thiết kế nghiên cứu 3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Xây dựng thang đo

3.2.1.1 Thang đo các yếu tố KSNB

Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu kết luận được 5 nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ trong hoạt

động thu thuế tại Chi cục Thuế quận 9: Mơi trường kiểm sốt, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và truyền thông, Giám sát.

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho tồn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi: 1 - hồn tồn khơng đồng ý, 2 - khơng đồng ý, 3 – bình thường, 4 - đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý. Đối với các biến độc lập, dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát về tác động của từng nhân tố đến KSNB trong hoạt động thu thuế. Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng cá nhân khảo sát để lựa chọn mức độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của hệ thống này thông qua việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo.

a) Thang đo nhân tố mơi trường kiểm sốt

Mơi trường kiểm sốt được ký hiệu là MT và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

MT1: Đơn vị thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hay cho nhân viên tham

gia lớp tập huấn để nâng cao kiến thức và kỹ năng.

MT2: Có sự phân cơng rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận.

MT3: Đơn vị có kênh thơng tin thích hợp để khuyến khích nhân viên báo cáo

về các sai phạm.

MT4: Đơn vị có những tiêu chuẩn đánh giá để khen thưởng và xử phạt nhân viên. MT5: Phân công công việc phù hợp với trình độ chun mơn của mỗi nhân viên MT6: Hình thức khen thưởng, kỷ luật

b) Thang đo lường nhân tố Đánh giá rủi ro

Nhân tố đánh giá rủi ro được ký hiệu là ĐG và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

ĐG1: Xây dựng kế hoạch lập bảng phân tích đánh giá rủi ro để nhận dạng rủi ro

ảnh hưởng tới công tác thu thuế.

ĐG2: Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế

của địa phương.

ĐG3: Nguồn nhân lực thực hiện cơng tác kiểm sốt rủi ro.

ĐG5: Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về Thuế của Doanh

nghiệp.

ĐG6: Kết quả phân tích đánh giá rủi ro được truyền đạt đến các Đội có liên quan để

xử lý thông tin.

c) Thang đo lường nhân tố Hoạt động kiểm soát

Nhân tố Hoạt động kiểm soát được ký hiệu là HĐ và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:

HĐ1: Lãnh đạo chi Cục giao kế hoạch thu Thuế cụ thể cho từng Đội.

HĐ2: Thực hiện phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban chức năng.

HĐ3: Luân chuyển cơng chức giữa các phịng ban theo định kỳ.

HĐ4: Thực hiện phân quyền chức năng xem, sửa, xóa, thêm ,đối với từng nhân viên

khi sử dụng từng phần hành

HĐ5: Tổng hợp và thông báo kết quả hoạt động đều đặn và đối chiếu các kết

quả thu được với kế hoạch giao để điều chỉnh kịp thời

d) Thang đo lường nhân tố Thông tin và truyền thông

Nhân tố Thông tin và truyền thông được ký hiệu là TT và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

TT1: Quy trình quản lý thuế và xử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các

chính sách thuế mới.

TT2: Trưởng các bộ phận có thường xuyên báo cáo tình hình cơng việc cho

lãnh đạo để họ đưa ra những chỉ đạo kịp thời .

TT3: Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn DN

TT4: Thiết lập đường dây nóng hay hộp thư góp ý để có thể kịp thời giải quyết

những khiếu nại, góp ý của NNT hay nhân viên đơn vị.

TT5: Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được CBCC cập nhật kịp thời và chính

xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả.

TT6: Tiếp cận những ý kiến từ người nộp thuế. e) Thang đo lường nhân tố Giám sát

sau:

Nhân tố Giám sát được ký hiệu là GS và được đo lường bằng 5 biến quan sát

GS1: Tiếp nhận ý kiến góp ý từ nhân viên thuế, doanh nghiệp.

GS2: Nâng cao trình độ chun mơn, kế tốn cho nhân viên trong bộ phận kiểm tra

thuế.

GS3: Lãnh đạo chi Cục phải giám sát việc thực hiện công việc của từng CBCC

thơng qua các báo cáo.

GS4: Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp

trên quản lý.

GS5: Đội kiểm tra nội bộ phải định kỳ kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của từng

CBCC trong Chi Cục Thuế.

3.2.1.2 Thang đo hoạt động thu thuế

Thang đo hoạt động thu thuế được ký hiệu là HDTT và được đo lường bằng 3 biến quan sát sau:

HDTT 1: Hệ thống kiểm soát nội bộ làm tăng hiệu quả thu thuế của Chi cục Thuế HDTT 2: Hệ thống kiểm sốt nội bộ góp phần làm giảm nợ thuế Chi cục Thuế HDTT 3: Hệ thống kiểm soát nội bộ làm giảm rủi ro trong công tác chống thất thu

thuế tại Chi cục Thuế.

3.2.2 Xây dựng giả thuyết về các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế

3.2.2.1 Mơi trường kiểm sốt

Đây là nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong đơn vị. Để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ được phân công, thể hiện tính kỷ luật, tuân thủ các quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn của ngành và đạo đức về cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm của công việc; mỗi cán bộ phải đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ cụ thể mà Ban lãnh đạo đã đề như: Cơng chức quản lý trực tiếp người nộp thuế thì phải thực hiện đơn đốc thu theo kế hoạch mà Ban lãnh đạo đã đề ra, Công chức ở đội gián tiếp thì có nhiệm vụ hỗ trợ các cơng

chức ở đội quản lý trực tiếp trong công tác thu thuế, các đội khác nhau có những nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của Ban Lãnh Đạo. Hàng quý cũng như cuối năm Ban lãnh đạo sẽ họp và kiểm tra kết quả thực hiện của từng đội cũng như của từng CBCC, xem những gì đã đạt được và những gì cịn khó khăn từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao vai trò trách nhiệm của từng CBCC trong đơn vị.

Giả thuyết H1 được đưa ra là: Môi trường kiểm sốt tốt có làm tăng tính hiệu quả

hoạt động thu thuế của Chi cục Thuế Quận 9.

3.2.2.2 Đánh giá rủi ro

Có thể nói những rủi ro mà Chi cục thuế Quận 9 gặp phải cũng là rủi ro mà toàn ngành thuế đang phải đối phó mà vấn đề nổi cộm nhất là việc các cơng ty mua hố đơn khống để đưa vào chi phí, khấu trừ thuế GTGT đầu vào; mua hố đơn của các công ty bỏ trốn, bán hàng khơng xuất hố đơn để trốn thuế GTGT đầu ra và thuế TNDN làm giả sổ sách để đạt mục đích kinh doanh của doanh nghiệp như khai khống doanh thu, khai khống chi phí. số lượng doanh nghiệp có các hành vi trên rất nhiều tuy nhiên nguồn nhân lực của chi cục thuế Quận 9 lại rất hạn hẹp, số lượng công chức làm công tác kiểm tra quản lý trực tiếp doanh nghiệp cả 3 đội kiểm tra chỉ có 27 người, trong khi số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận 9 tới thời điểm 31/12/2014 lên tới 4554 doanh nghiệp, tương đương mỗi công chức phải quản lý 169 doanh nghiệp. Số lượng DN mỗi công chức quản lý quá nhiều cho nên không thể phát hiện hết các sai phạm của các cơng ty. Ngồi ra rủi ro cũng xuất phát từ bên trong Chi Cục Thuế Quận 9 như một số CBCC thông đồng với DN để cho qua những sai phạm mà Doanh Nghiệp cố tình tạo ra.

Do đó giả thuyết H2 được đưa ra: Việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích

cực đến hoạt động thu thuế của Chi cục Thuế Quận 9.

3.2.2.3 Hoạt động kiểm sốt

- Ngun tắc phân cơng, phân nhiệm:

Việc phân công trách nhiệm được thực hiện tương đối rõ ràng, điều này được thể hiện qua các phòng chức năng. Trong hệ thống bộ máy tổ chức của chi Cục Thuế Quận 9 Gồm có 1 Chi Cục Truởng và 3 Chi Cục Phó. Được phân cơng quản lý các

đội khác nhau trong 12 đội. Cịn Cán bộ quản lý được phân cơng quản lý theo địa bàn, loại hình, khu phố. Cán bộ kiểm tra việc nộp thuế được phân công và chịu trách nhiệm kiểm tra đối chiếu với số thực thu trong tháng, quý, năm, tất cả phải chịu sự kiểm sốt và tự chịu trách nhiệm về cơng việc giao, đảm bảo hiệu quả công việc và tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ pháp luật.

- Nguyên tắc ủy quyền và phê duyệt:

Chi cục trưởng ủy quyền cho các Chi cục phó quản lý các đội, ký ủy quyền thông báo kết quả nộp thuế gửi đơn vị để đôn đốc việc nộp thuế. Việc ủy quyền cho từng cấp quản lý nhằm phát huy năng lực của từng người quản lý, giúp cho người quản lý nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát và hiệu quả của hoạt động thu đạt tỷ lệ cao nhất.

Giả thuyết H3 được đưa ra: Hoạt động kiểm sốt chặt chẽ có làm cho hoạt

động thu thuế của Chi cục Thuế Quận 9 càng hiệu quả.

3.2.2.4 Thông tin truyền thông

Được sự hỗ trợ của Tổng Cục Thuế thì thời gian qua Chi Cục thuế đã triển khai các phần mềm mới nhằm hướng tới quản lý thuế tập trung. Đội ngũ IT của Chi Cục có trình độ cao đáp ứng những rủ ro xảy ra. Đường truyền thơng tin có thể kết nối trong toàn bộ hệ thống của đơn vị để trao đổi , truyền đạt các chính sách và kiểm tra giám sát . Hệ thống văn phòng điện tử triển khai từ tháng 08/2013 giúp tồn bộ các CBCC có thể xem được các văn bản trong nội bộ ngành thuế . Đặc biệt trong Chi Cục có Cơng chức đã viết phần mềm quản lý bỏ trốn để cập nhật tất các danh sách các Doanh nghiệp bỏ trốn trong thời gian sớm nhất, khi có văn bản của các Chi Cục khác thơng báo về việc cơng ty bỏ trốn thì sẽ có 1 cơng chức phụ trách việc cập nhật danh sách các cơng ty bỏ trốn đó vào phần mềm, khi các cơng chức làm nhiệm vụ kiểm tra có thể lên phần mềm gõ mã sơ thuế để biết tình trạng cơng ty đó cịn hoạt động khơng, nhờ đó nâng cao hiệu quả làm việc của từng công chức.

Giả thuyết H4 được đưa ra: Việc nâng cao chất lượng cơng tác thơng tin và truyền

thơng có góp phần làm tăng tính hiệu quả hoạt động thu thuế của Chi cục Thuế Thuế 9.

3.2.2.5 Giám sát

Sau khi các doanh nghiệp, tổ chức nộp tờ khai thuế, các công chức bộ phận nhận tờ khai sẽ kiểm tra và nhận vào hệ thống cơ quan thuế, sau khi hết thời hạn nhận tờ khai các công chức bộ phận một cửa sẽ in thư nhắc các Doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế, sau khi thư nhắc tới 3 lần mà doanh nghiệp vẫn không nộp tờ khai thì sẽ in danh sách các doanh nghiệp này gửi cho cán bộ quản lý của phường mà mình phụ trách để tiến hành xác mình sự tồn tại của các doanh nghiệp này. Các công chức quản lý hàng tháng phải kiểm tra tình trạng nợ của doanh nghiệp mình quản lý, nếu số tiền nợ quá hạn chưa nộp vào ngân sách thì tiến hành in thơng báo phạt chậm nộp gửi cho doanh nghiệp đồng thời gửi cho đội quản lý nợ thuế để ra quyết định cưỡng chế đối với số tiền nợ trên 90 ngày mà chưa được nộp vào ngân sách. Khi quyết định cưỡng chế được gửi tới tất cả các ngân hàng mà Doanh Nghiệp mở tài khoản, trong thời hạn 30 ngày mà doanh nghiệp khơng nộp thuế thì sẽ bị phong toả tài khoản ngân hàng và Doanh nghiệp không thể thực hiện giao dịch mua bán của mình được, việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của từng đội được giám sát thơng qua các cuộc họp giao ban đầu tuần.

Ngồi ra Chi cục Thuế Quận 9 còn chịu sự kiểm tra, giám sát định kỳ của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Kiểm tra Nội bộ của Cục Thuế; Tổng cục thuế.

Giả thuyết H5: Hoạt động giám sát có tác động đến hoạt động thu thuế của Chi cục

Thuế Quận 9.

3.2.3 Mơ hình hồi quy các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế.

Dựa trên nền tảng báo cáo INTOSAI hệ thống kiểm sốt nội bộ gồm 5 nhân tố là mơi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng và giám sát. Dựa theo các yếu tố của Báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra sẽ là cơ sở hình thành mơ hình nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu tại Chi cục Thuế quận 9.

Từ đó, tác giả đã đề xuất mơ hình “các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế” bao gồm các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng và giám sát.

Mơ hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có dạng như sau: HDTT = β 0 + β1 MT + β 2 DG + β 3 HD + β 4 TT + β 5 GS + ε

3.2.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ các công chức tại Chi Cục Thuế Quận 9.

3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế với 5 nhân tố, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là khơng tổng qt hóa cho đám đông (Trần Tiến Khai, 2012 trang 207 và 208).

3.2.4.2 Kích thước mẫu khảo sát

Để sử dụng EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Theo Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví dụ như mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, trang 46) thì quy mơ

mẫu có thể được xác định theo cơng thức: n ≥ 50 + 8k, với k là số biến độc lập của

mơ hình.

Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 với 28 biến quan sát. Như vậy số biến tối thiếu của luận văn phải là n = 50 + 8*5 = 90. Ở đây tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n = 116> 90 phù hợp với cơng thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận

Một phần của tài liệu Yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động tới hoạt động thu thuế tại chi cục thuế quận 9 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w