CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC
5.4. xuất chính sách can thiệp của Nhà nước
Dự án xây dựng nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông, là một phần trong chiến lược xây dựng ngành cơng nghiệp luyện kim nhơm của Chính phủ. Về mặt tích cực, dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra những hiệu ứng lan tỏa tới các ngành sản xuất, chế tạo trong nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ.
Nhưng những đóng góp tích cực đó cần phải qua một thời gian rất dài để phát huy tác dụng và rất khó để có thể lượng hóa được một cách chính xác. Vấn đề cụ thể có thể xác định ngay hiện nay là dự án khơng khả thi về mặt kinh tế. Xét trên khía cạnh tài chính, dự án chỉ có thể đạt hiệu quả nếu đồng thời cùng có các chính sách hỗ trợ của nhà nước thơng qua hai tập đồn EVN và TKV. Như vậy, nếu xét trên quan điểm thẩm định đầu tư công, dự án không khả thi và không nên cấp phép đầu tư.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, dự án đã được Chính phủ đồng ý cấp phép xây dựng đồng thời ban hành các quyết định về chế độ ưu đãi trong suốt vịng đời hoạt động.
Về phía chủ đầu tư, với quyết tâm thực hiện dự án, công ty Trần Hồng Quân đã khởi công và bắt đầu xây dựng nhà máy từ đầu năm 2015. Đến nay quá trình xây dựng vẫn đang tiếp tục triển khai và dự kiến đến đầu năm 2016 sẽ thu được thành phẩm như kế hoạch đề ra. Vậy căn cứ theo những lập luận đã phân tích và tiến độ thực hiện dự án đang xảy ra, tác giả đề xuất một số chính sách Nhà nước có thể can thiệp như sau:
Dự án xây dựng nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông là một dự án thuộc lĩnh vực đầu tư tư nhân. Dự án không khả thi về mặt kinh tế nên Nhà nước cần có các chính sách hạn chế đầu tư thơng qua các công cụ thuế quan hoặc cắt giảm chế độ ưu đãi về giá. Khi các chính sách hạn chế đầu tư phát huy được tác dụng, lợi ích tài chính của chủ đầu tư sẽ bị cắt giảm, từ đó làm giảm động lực thực hiện của chủ đầu tư. Với chủ trương đó, ngồi những chính sách ưu đãi Nhà nước đã ban hành, Chính phủ khơng nên đưa ra các chính sách hỗ trợ mới trong các thời gian tiếp theo, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2026-2045; đưa dự án ra khỏi danh sách các dự án thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Tăng các khoản thuế về tài nguyên, thuế môi trường nhằm bù đắp những thiệt hại mà nhà máy đã gây ra đối với nền kinh tế. Đánh giá lại tác động môi trường mà dự án tạo ra cũng như các phương án xỷ lý chất thải trước khi ra khỏi nhà máy.
Chấm dứt các chính sách hỗ trợ về giá điện sau thời gian 10 năm đầu hoạt động. Áp dụng chi phí điện theo giá điện thị trường khơng kể khâu phân phối, từ đó làm giảm NPV tài chính của dự án, khiến chủ đầu tư mất động lực thực hiện trong những năm tiếp theo.