Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái lâm sàng, mô bệnh học và đối chiếu với phẫu thuật của u nang và rò giáp – lưỡi (Trang 28 - 33)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu theo phương pháp thống kê mô tả từng ca, có can thiệp.

2.2.2. Các nội dung và thông số nghiên cứu

•Thu thập các thông tin về bệnh nhân: - Tuổi.

- Giới.

- Tuổi khởi phát: Là tuổi có biểu hiện triệu chứng của bệnh lần đầu tiên, có hay không có viêm đường hô hấp trên khi khởi phát bệnh.

- Thời gian chuyển từ nang sang rò, và nguyên nhân của rò.

- Thời gian mang bệnh: Thời gian được tính từ lúc có triệu chứng khởi phát đầu tiên cho đến lúc được chẩn đoán đúng và điều trị phẫu thuật lấy bỏ nang hoặc đường rò.

- Số lần bị viêm trong suốt quá trình bị bệnh. - Quá trình điều trị trước khi đến viện.

- Các dị tật và bệnh khác của bản thân bệnh nhân. •Lâm sàng:

- Triệu chứng cơ năng:

+ Có u nang hoặc lỗ rò ở vùng cổ trước, trên đường giáp - lưỡi. + Thời gian chảy dịch qua lỗ rò, tính chất dịch.

+ Nuốt vướng. + Sốt.

+ Đau ở vùng cổ. + Khó thở.

- Triệu chứng thực thể: + Vị trí của u nang và lỗ rò. o Nằm ở đáy lưỡi. o Trên xương móng. o Vùng giáp móng. o Thượng ức.

+ Có sờ thấy thừng đường rò hay không. + Kích thước khối u nang.

+ U nang có di động theo nhip nuôt hay không.

+ Khám tai mũi họng, soi hạ họng đáy lưỡi quan sát lỗ tịt, tìm các dị tật khác ở vùng đầu mặt cổ.

+ Khám các cơ quan khác như: Tim, Phổi …

• Nghiên cứu mô bệnh học của u nang và rò giáp lưỡi:

Mục đích nghiên cứu mô bệnh học nhằm xác định loại biểu mô u nang và đường rò, đặc điểm mô bệnh học đường rò. Quy trình nghiên cứu mô bệnh học được tiến hành như sau:

- Xét nghiệm mô bệnh học sau mổ:

+ Được làm tại khoa giải phẫu bệnh – bệnh viên TMH TW và Bộ môn Giải Phẫu Bệnh - Đại Học Y Hà Nội.

+ Bệnh phẩm được ngâm vào trong dung dịch Bouin 10% ngay sau mổ và được chuyển đến Bộ môn Giải Phẫu Bệnh – Đại Học Y Hà Nội.

+ Với nhóm hồi cứu lấy mẫu nến tại khoa Giải Phẫu Bệnh – BV Tai Mũi Họng Trung Ương sau đó chuyển đến Bộ môn Giải Phẫu Bệnh – Đại Học Y Hà Nội.

+ Nhuộm mô bằng phương pháp nhuộm Hematoxylin- Eosin (HE) và PAS (Periodic Acid Schiff với trường hợp có biểu mô tuyến) tại khoa GPB Bệnh viện TMH TW và Bộ môn Giải phẫu bệnh- Đại học Y Hà Nội.

+ 01 ca ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú được nhuộm hóa mô miễn dịch: CK, TTF1, CK7.

+ Kết quả xét nghiệm mô bệnh học do các thầy, cô Bộ môn GPB Trường ĐHY Hà Nội kiểm định.

• Các chỉ số nghiên cứu trong quá trình phẫu thuật:

- Cách thức mổ: Tùy thuộc vào quan điểm của phẫu thuật viên mà có cách thức phẫu thuật có khác nhau:

+ Phẫu thuật theo phương pháp của Sistrunk: Lấy bỏ u nang và cắt 1 phần thân xương móng với màng xương, sau đó lấy tiếp khối cơ đáy lưỡi từ xương móng tới sát lỗ tịt.

+ Phẫu thuật lấy bỏ u nang và đường rò dưới xương móng, cắt thân xương móng cùng với màng xương. Không lấy bỏ khôi cơ đáy lưỡi từ xương móng tới lỗ tịt.

+ Phẫu thuật theo đường miệng cắt vỏ bao dẫn lưu u. - Tai biến trong mổ:

+ Chảy máu.

+ Làm rách thủng niêm mạc họng, hạ họng. - Tai biến sớm:

+ Nhiễm trùng vết mổ. + Tụ máu vết mổ.

+ Cắt phải dây TK thanh quản trên hoặc dây TK dưới lưỡi. - Tai biến muộn:

+ Có tái phát. + Không tái phát.

+ Thời gian xuất hiện tái phát. + Thời gian theo dõi sau mổ.

+ Phương pháp theo dõi:

o Lập bộ câu hỏi về tình trạng bệnh nhân sau mổ.

o Hỏi qua điện thoại.

o Khi nghi ngờ có tái phát mời bệnh nhân đến khám lại.. • Kết quả điều trị phẫu thuật:

- Trong mổ:

+ Tìm và lấy đường rò rõ.

+ U nang bám trực tiếp hoặc thừng đường rò bám vào mặt trước hay mặt sau của xương móng.

+ Tai biến: Chảy máu, thủng hạ họng. - Sau mổ: Thời gian đánh giá sau ≥ 1 tháng.

Dựa vào Tái phát bệnh, chúng tôi chia thành 2 nhóm: + Nhóm không tái phát bệnh sau phẫu thuật. + Nhóm tái phát bệnh sau phẫu thuật.

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu

2.2.3.1. Với nhóm hồi cứu

- Tập hợp hồ sơ bệnh án đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn. - Thu thập dữ liệu, số liệu điền vào bệnh án mẫu.

- Đánh giá kết quả sau phẫu thuật ≥ 1 tháng.

2.2.3.2. Với nhóm tiến cứu.

- Làm bệnh án mẫu.

- Được khám lâm sàng để phát hiện tổn thương vùng cổ trước và các bệnh lý khác kèm theo.

- Cho làm các xét nghiệm cơ bản phục vụ phẫu thuật.

- Phẫu thuật lấy bỏ nang, đường rò. Lấy bệnh phẩm nang, đường rò làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

- Cách thức phẫu thuật:

+ Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

+ Tiến hành: Tùy thuộc vào quan điểm của phẫu thuật viên mà có cách thức phẫu thuật có khác nhau.

-Khám, đánh giá kết quả phẫu thuật sau ≥1 tháng. - Sơ đồ nghiên cứu cho nhóm tiến cứu:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu

BN đến khám vì: - Có lỗ rò ngoài da. - Khối vùng cổ trước.

- Nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính vùng cổtrước.

- Thăm khám lâm sàng. - Xét nghiệm cận lâm sàng.

Phẫu thuật lấy bỏ đường rò, lấy bệnh phẩm làmxét nghiệmmô bệnh

học

Theo dõi sau phẫu thuật: Khám lại sau ≥ 1 tháng

Chẩn đoán xác định u nang và rò giáp - lưỡi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái lâm sàng, mô bệnh học và đối chiếu với phẫu thuật của u nang và rò giáp – lưỡi (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w