III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp
MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khucông nghiệp công nghiệp
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) của Quốc hội đang thực hiện giám sát chuyên đề về môi trường các khu công nghiệp (KCN). Kết quả ban đầu cho thấy, các địa phương đã quan tâm hơn đến công tác bảo vệ môi trường với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”, Các KCN đã đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trong việc quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại để đảm bảo chất thải được thu gom, bàn giao cho các đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
Thông qua đánh giá tác động mơi trường đã có sự điều chỉnh các định hướng phát triển, bố trí khơng gian phát triển và đầu tư phù hợp hơn về môi trường; hầu hết các dự án đầu tư đã được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các biện pháp giảm thiểu tác động có hại đến mơi trường, trong đó tập trung vào các giải pháp cơng trình phịng, ứng phó sự cố mơi trường, giám sát môi trường của dự án, đặc biệt đối với dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ơ nhiễm cao. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2011 - 2015, đã có hơn 9.000 dự án đầu tư trên cả nước thực hiện báo cáo ĐTM. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt hơn 1.200 báo cáo ĐTM; các bộ, ngành, địa phương thẩm định, phê duyệt hơn 100 báo cáo; các địa phương thẩm định, phê duyệt hơn 8.000 báo cáo. Riêng năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 477 hồ sơ và đã phê duyệt 230 báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ. Ngoài ra, Bộ cũng đã phê duyệt 81 báo cáo ĐTM và 110 dự án, đề án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khống sản, ký quỹ cải tạo, phục hồi mơi trường, với số tiền hơn 1.571 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2021, trên phạm vi cả nước có 563 KCN nằm trong Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam (tính cả KCN trong KKT ven biển, KKT cửa khẩu). Trong 563 KCN đã được quy hoạch phát triển, đã có 397 KCN đã được thành lập (bao gồm 352 KCN nằm ngoài các KKT, 37 KCN nằm trong các
KKT ven biển, 08 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 122,9 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất cơng nghiệp đạt khoảng 82,6 nghìn ha, chiếm khoảng 67,2% diện tích đất tự nhiên.
Trong 397 KCN đã được thành lập, có 291 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 87,1 nghìn ha, diện tích đất cơng nghiệp đạt khoảng 58,7 nghìn ha và 106 KCN đang trong q trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35,7 nghìn ha, diện tích đất cơng nghiệp đạt khoảng 23,8 nghìn ha.1
Trong số 291 KCN đang hoạt động, có 263 KCN có hệ thống XLNT tập trung, đạt tỷ lệ 90,69%. Trong tổng số 291 KCN đang hoạt động, có 100% KCN có báo cáo ĐTM và Đề án BVMT chi tiết được phê duyệt và 239 KCN đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, đạt tỷ lệ 90%. Có 234 KCN đã được xác nhận hồn thành hoặc đang vận hành thử nghiệm các cơng trình bảo vệ mơi trường (chiếm tỷ lệ 88,97%), có 74 KCN đã có cơng trình phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường, hồ sự cố theo quy định (chiếm tỷ lệ 28,1%). Tổng công suất xử lý nước thải của các nhà máy XLNT tập trung đạt 1.031.000 m3/ngày, lượng nước thải phát sinh thực tế khoảng 510.145 m3/ngày.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Theo đó, tại hầu hết các địa phương vẫn tồn tại những KCN dù đã đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn thiện hạ tầng BVMT, như: Hệ thống thốt nước; xử lý chất thải rắn cơng nghiệp; quan trắc mơi trường… Bên cạnh đó, ý thức về BVMT của một số DN trong KCN chưa cao, vẫn cịn tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT, thực hiện không đầy đủ các nội dung trong ĐTM hay đề án bảo vệ môi trường được xác nhận. Đặc biệt, một số quy định tại Luật BVMT đã đến thời điểm bắt buộc áp dụng nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Các cơ quan chức năng làm dịch vụ về quản lý, xử lý chất thải nguy hại cịn ít, mức giá dịch vụ cao nên khi DN đầu tư công nghệ tiên tiến, thân thiết môi trường thường phải hợp đồng với đối tác nước ngồi, mất nhiều chi phí.