ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Để giải quyết và khắc phục các tồn tại nêu trên, trong thời gian tới, cần ưu tiên một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần thực hiện việc rà soát, đánh giá tổng thể về tác động môi
trường của việc phát triển các khu cơng nghiệp hiện nay, từ đó xem xét việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN cho phù hợp.
Theo đó, cần quy định về cơ chế giám sát, việc truy cứu và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trong KCN; quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của Hội đồng thẩm định; thay đổi cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập thành lập Hội đồng thẩm định; thiết lập cơ chế trong việc tổ chức thẩm định lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức liên quan.
Cùng với đó, rà sốt, sửa đổi các quy định về đánh giá tác động môi trường được quy định tại các Nghị định, Thơng tư, trong đó định hướng công tác đánh giá tác động mơi trường, khắc phục những tồn tại, khó khăn, thách thức và tiếp cận hài hòa với các quy định quốc tế.
Thứ hai, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường nhằm nhận dạng, dự báo các tác động tới mơi trường có thể xảy ra từ các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; kiên quyết không phê duyệt đối với những dự án sử dụng cơng nghệ cũ, lạc hậu có nguy cơ cao gây tác động xấu tới môi trường trong các KCN.
Thứ ba, tăng cường giám sát, đảm bảo các dự án phải được xác nhận hồn thành các cơng trình bảo vệ mơi trường trước khi đi vào vận hành chính thức theo đúng quy định. Kiên quyết yêu cầu các KCN mới thành lập phải thực hiện đúng quy định pháp luật, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động. Đối với các KCN hiện nay đã đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ mơi trường thì cần có biện pháp kiên quyết để yêu cầu các chủ đầu tư KCN này hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ mơi trường (ví dụ: khơng cho phép thu hút các dự án đầu tư vào KCN hoặc thực hiện thủ tục mở rộng KCN khi chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường).
Thứ tư, các cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương cần
giám sát chặt chẽ việc thu hút đầu tư các ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt để giảm thiểu rủi ro trong q trình thiết kế, thi cơng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cần xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý chất thải mới và hiệu quả.
Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận hành cơng trình
xử lý mơi trường tại các khu công nghiệp, đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Cuối cùng, kiên quyết xử lý doanh nghiệp vi phạm đặc biệt là bổ sung quy
định về trách nhiệm của Ban quản lý KCN và các chế tài xử lý các doanh nghiệp cố tình vi phạm. Để tăng phần trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp, cần quy định rõ việc phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là một trong những trách nhiệm quan trọng của đơn vị này… Để làm được việc này, Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính như đình chỉ cơ sở sản xuất gây ơ nhiễm, đình chỉ hoạt động sản xuất gây ô nhiễm, cưỡng chế khấu trừ tài khoản ngân hàng, ngừng cấp điện, cấp nước đối với đơn vị vi phạm.
Ngồi ra, ta có thể hình sự hóa tội phạm liên quan đến hoạt động đánh giá tác động mơi trường ở các KCN. Việc hình sự hóa hoạt động không thực hiện pháp luật ĐTM gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sẽ tạo nên sự ràng buộc giữa các KCN với môi trường, thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp