III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2 Đánh giá tình hình thực hiện chính sách BVMT trong các khu cơng nghiệp và khu kinh tế,
3.2.2. Những tồn tại, bất cập trong việc áp dụng pháp luật Đánh giá tác động môi trường trong các khu công nghiệp
môi trường trong các khu công nghiệp
Thứ nhất, thông qua công tác quản lý môi trường, qua công tác thanh tra,
kiểm tra cho thấy, việc triển khai các quy định về BVMT vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Chất lượng các báo cáo ĐTM, xác nhận cam kết/kế hoạch BVMT còn
chưa cao, nội dung còn chung chung hoặc những phương án xử lý môi trường nhiều trường hợp không phù hợp với thực tiễn. Trong khi đối với một KCN cần phải có những tiêu chuẩn, nghiên cứu kỹ càng về môi trường sống, môi trường kinh tế xã hội xung quanh cũng như cần xác định các yếu tố khí hậu trong khu vực dự án để có thể bước đầu đi đến với việc lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường. Tuy nhiên phải nói đến tình trạng phê duyệt báo cáo ĐTM hiện nay còn ồ ạt dẫn đến tình trạng rất nhiều KCN lạc hậu cũng được phê duyệt báo cáo ĐTM. Nhiều KCN hiện nay đã xây dựng hồn thành cơng tác bảo vệ mơi trường trước khi đưa dự án vào hoạt động nhưng khi dự án đi vào hoạt động thì những cơng trình xử lý chất thải đều trở nên vơ ích bởi khơng đánh giá chính xác lượng chất thải nguy hại của KCN khi hoạt động sẽ thải vào môi trường.
Thứ hai, theo quy định của Luật Thanh tra hiện nay, hàng năm cơ quan có
thẩm quyền thanh tra phải gửi Kế hoạch thanh tra cho đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Quy định như trên có ưu điểm là đảm bảo tính cơng khai minh bạch, giúp đối tượng được thanh tra chủ động bố trí thời gian làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, lại có hạn chế là do nắm được lịch thanh tra, kiểm tra cụ thể, các doanh nghiệp sẽ có hành vi đối phó như dừng hoạt động hoặc hoạt động giảm công suất đúng vào thời điểm thanh tra theo kế hoạch, thay đổi báo cáo chất lượng ĐTM, do đó kết quả thanh tra, kiểm tra không thu được kết quả theo yêu cầu.
Thứ ba, nhiều quy định về BVMT thiếu tính ổn định, nặng về thủ tục hành
chính và thiếu tính khả thi… gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện. Theo khoản 2 điều 38 LBVMT 2020 quy định cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM "công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thơng tin liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật". Như vậy, cơ quan thẩm định ĐTM chỉ công khai quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Việc công khai báo cáo ĐTM được đẩy sang vai chủ đầu tư dự án theo khoản 5 điều 37 của luật Bảo vệ môi trường 2020. Vậy nhưng trong thực tế, việc tiếp cận thông tin về ĐTM của người dân các dự án KCN đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định
ĐTM trên thực tế đang còn gặp một số bất cập. Căn cứ khoản 6 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau: + Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều
28 của Luật này;
+ Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này;
Tuy nhiên trên thực tế ít có báo cáo ĐTM nào được thẩm định đúng thời hạn. Nhiều dự án mặc dù đã được xây dựng đi vào vận hành nhưng báo cáo ĐTM vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định hay phê duyệt và các cơ quan này cũng khơng có động thái trả lời nào bằng văn bản cho các KCN.
Thứ tư, dù tình trạng hy sinh mơi trường để tăng trưởng kinh tế đã giảm
thiểu một cách đáng kể nhưng những vụ việc vi phạm vẫn xảy ra, vì sức ép tăng trưởng kinh tế, một số ngành, địa phương xem nhẹ vai trị của ĐTM như là cơng cụ quyết định các dự án đầu tư theo định hướng phát triển bền vững. Về lý thuyết, ĐTM được thực hiện nhằm phân tích các tác động từ những dự án phát triển cụ thể, đưa ra các thông tin giúp cơ quan quản lý ra quyết định đối với dự án. ĐTM cịn có vai trị xây dựng kế hoạch, giúp nhà đầu tư quản lý tốt các vấn đề môi trường và rủi ro môi trường. Tuy nhiên, khơng ít nhà đầu tư nhìn nhận ĐTM như một thủ tục hành chính hơn là cơng cụ để quản lý môi trường, cho nên việc thực hiện ĐTM thơng thường được phó mặc cho cơ quan tư vấn. Đến khi báo cáo ĐTM được phê duyệt KCN đi vào hoạt động thì sự yếu kém trong cơng tác bảo vệ môi trường và thực hiện những cam kết trong báo cáo ĐTM mới lộ rõ
Ngồi ra, cũng có những trường hợp q trình ĐTM chưa dự báo đúng mức, chưa lường trước các vấn đề môi trường nhạy cảm, phức tạp của dự án sẽ nảy sinh. Bên cạnh đó, ngân sách dành cho cơng tác ĐTM cịn hạn chế, chưa có đủ kinh phí để xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐTM. Kinh phí cho đào tạo tập huấn, hợp tác quốc tế về lĩnh vực ĐTM KCN chưa được đầu tư thích đáng. Các thơng tin dữ liệu về hiện trạng môi trường vật lý, các yếu tố kinh tế - xã hội trên phạm vi tồn quốc cịn tản
mạn, không đầy đủ và thiếu hệ thống, trong khi đó, đây là những thơng tin rất quan trọng phục vụ cho công tác ĐTM.