Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 76 - 78)

III Theo kỳ hạn

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

− Xử lý khoản vay.

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

− Xử lý thoả đáng những vụ việc liên quan đến hoạt động cấp tín dụng: NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng, phối hợp với các cơ quan công an, Toà án, Viện kiểm sát... kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những vi phạm để ngăn ngừa, răn đe những đối tượng có ý định lừa đảo ngân hàng góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng.

−NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước được quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc

ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro,đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với tổ chức tín dụng. Khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát v à giám sát ngân hàng của NHNN Việt Nam.

−Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính và các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng.

− Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng: Điều quan trọng để có thể tiến hành việc ứng dụng thành công quy trình giám sát và quản trị rủi ro tín dụng chính là vai trò cũng như trách nhiệm của NHNN trong việc đưa ra các nền tảng pháp luật hoàn thiện. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng như những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro. Hiện tại, hệ thống luật các tổ chức tín dụng của Việt nam chưa có đủ tính cập nhật so với những quy định mới trong Basel, ngoài ra các quyết định có liên quan đến hoạt động ngân hàng còn rất rải rác, cần hình thành một bộ luật điều chỉnh về hoạt động của các tổ chức tín dụng trong đó định hướng rõ ràng về mọi hoạt động và chỉ tiêu của các tổ chức này, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lượng, mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập, chi phí. Ngân hàng Nhà nước với vai trò một cơ quan giám sát cần tích cực hướng dẫn, đôn đốc các ngân hàng thương mại sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng...

−Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng, hiệp hội ngân hàng cũng như việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro của trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

−Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở từng ngân hàng cũng như việc thành lập và hoạtđộng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Đối với các ngân hàng, NHNN cũng cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm độc lập. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của một tổ chức có uy tín do ngân hàng Nhà nước chỉ định. Định kỳ NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng của các kết quả xếp hạng tín nhiệm này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng này cũng phải phù hợp với Hiệp ước Basel.

−Tăng cường các quy chế công bố thông tin , nâng cao chất lượng và mức độ tin cậy của thông tin thông qua cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập.

− Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ:

+ NHNN cần sớm ban hành những thông tư liên tịch về hướng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

+ NHNN xúc tiến thành lập các Công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức của Nhà nước, cổ phần hoặc liên doanh.

+ NHNN cần ban hành những văn bản quy định những hệ số an toàn để quản lý hoạt động ngân hàng tiến gần tới những tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 76 - 78)