Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của nhà nước:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 38)

Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tài chính tiền tệ và quản trị tín dụng của nhà nước. Khi nhà nước có chính sách khuyến khích một ngành, một lĩnh vực hay khu vực kinh tế nào đó, nhà nước sẽ sử dụng công cụ về tiền tệ tín dụng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn huy động để đầu tư cho lĩnh vực đó, cho các ngân hàng thương mại vay vốn phát triển ưu đãi, vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp… Đặc biệt là tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng của NHTM đối với khu vực được khuyến khích phát triển. Do vậy, khả năng sinh lợi của NHTM có thể cao hơn khi hướng đầu tư vốn tín dụng vào khu vực này hoặc cũng có thể gặp rủi ro khi các định hướng tính khả thi thấp.

Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại phải tuân thủ mục tiêu chung của quản trị tín dụng quốc gia, vì vậy, buộc ngân hàng thương mại phải điều chỉnh quản trị tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của nhà nước. Để đạt được mục tiêu của mình, nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các TCTD, đặc biệt là các TCTD của nhà nước phải ưu tiên tập trung vốn đầu tư, hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh.

Do đó, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại có sự phụ thuộc nhất định đối với các chính sách tiền tệ, tài chính và quản trị tín dụng của nhà nước.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w