III Theo kỳ hạn
− Xử lý khoản vay.
3.2.4. Trong công tác thẩm định, xét duyệt cho cấp tín dụng
một cách chính xác, từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Vì vậy, một trong những biện pháp để quản trị rủi ro là xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng khách quan, đồng bộ, nhằm nhận diện đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn. Với việc áp dụng mô hình mới, quy trình thẩm định đang được thực hiện tại NHCT Đống Đa hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể, để công tác quản trị rủi ro có hiệu quả hơn nữa, NHCT Đống Đa cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Hoàn thiện công tác thẩm định trên cơ sở đổi mới đồng bộ mô hình tổ chức, hoàn thiện quy chế, quy trình và cách thức tổ chức thẩm định. Trong công tác thẩm định cần vận dụng nguyên tắc 6C để đánh giá khách hàng. Nếu có thể, xây dựng quy trình thẩm định riêng cho từng ngành, lĩnh vực hoặc theo sản phẩm tín dụng.
+ Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của bộ phận pháp chế trong việc lập, rà soát nội dung của các hồ sơ pháp lý, đặc biệt như: hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, hồ sơ bảo lãnh...
+ Tăng cường hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc bộ phận quản lý rủi ro.
+ Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng.
+ Thành lập bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả trên thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của một ngành, của các loại sản phẩm… phục vụ cho công tác thẩm định, đồng thời làm công tác tham mưu cho Ban lãnh đạo NHCT Đống Đa trong việc xây dựng định hướng tín dụng hàng năm.
+ Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng, hướng tới đánh giá được hầu hết các rủi ro tiềm ẩn khi tiếp cận khách hàng, so sánh giữa lợi ích đạt được và rủi ro có thể xảy ra cạnh tranh thái quá giữa các tổ chức tín dụng đối với một số khách hàng tốt.