Nâng cao hiệu quả trong việc thu thập và sử dụng thông tin trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 74)

III Theo kỳ hạn

− Xử lý khoản vay.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả trong việc thu thập và sử dụng thông tin trong hoạt động tín dụng

động tín dụng

Sau nguồn nhân lực, thông tin là yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định cấp tín dụng từ đó đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro. Trả lời các câu hỏi như: Sử dụng những nguồn thông tin nào để thẩm định khách hàng? Sử dụng ra sao? là một trong những biện pháp không thể thiếu để tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng:

+ Đối với công tác thu thập thông tin về khách hàng: hiện nay, việc khai thác thông tin về khách hàng thường qua thông tin do khách hàng cung cấp như Báo cáo tài chính trong các năm gần đây của khách hàng (doanh nghiệp) và thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Các Báo cáo tài chính do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, hoặc nếu có nhưng chậm, không đủ, không chính xác. Thông tin CIC thường chỉ phán ánh tình hình dư nợ vay, không đề cập đến các hình thức cấp tín dụng khác. Do vậy đối với cán bộ tín dụng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thêm thông tin thứ cấp khác, hướng tới khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự toán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản bảo đảm như: khai thác thông tin từ các bên thứ ba (đối tác đầu ra, đầu vào, các tổ chức tín dụng khác...).

+ Việc thu thập thông tin khách hàng không chỉ do Phòng khách hàng thực hiện. Phân công Phòng Quản lý rủi ro và Phòng nợ có vấn đề tham gia thu thập thông tin khách hàng thông qua một số kênh khác như các công ty mua bán nợ, tòa án hay các cơ quan chức năng nơi khách hàng cư trú... + Phân tích xử lý thông tin: cán bộ thẩm định phải tập trung phân tích, đánh

giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp dựa trên các thông tin thu thập được để làm căn cứ khi xem xét quyết định cho vay, nhằm hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w