Các chỉ tiêu để đánh giá hoạtđộng quản trị rủi rotín dụng tại ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 30 - 36)

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, nó không chi gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội. Xuất phát từ những phân tích, đánh giá về bản chất, dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các ngân hàng sẽ lựa chọn các hiải pháp thích hợp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thành công rủi ro. Để có thể đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa, thì chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về thực trang rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa

1.3.3. Các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại thương mại

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính

Ngân hàng cần định kỳ đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động để kịp thời nhân diện các rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, có phương pháp rõ ràng. Khi sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng phải xây dựng

được một Bảng đánh giá việc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng phản ánh vai trò, năng lực của ban điều hành của ngân hàng thương mại trong quy trình xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro.

Đánh giá về mặt định tính công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại được xem xét trên hai phương diện sau:

−Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị:

 Cơ cấu tổ chức: là hệ thống chính thức về các mối quan hệ trong hoạt động quản trị rủi ro, thể hiện phân công nhiệm vụ rõ ràng, mối liên hệ giữa các nhiệm vụ đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng. Khi đánh giá cơ cấu tổ chức, ta quan tâm đến tính chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa, sự phối hợp và trách nhiệm quyền hạn trong cơ cấu có phù hợp với bản than ngân hàng và chính sách tín dụng của ngân hàng hay không.

 Cơ chế ra quyết định thể hiện quyền lực cao nhất của một hệ thống quản trị rủi ro. Quyết định có thể dựa trên quan điểm của cá nhân hoặc tập thể, quyết định có thể được thay đổi hoặc không thay đổi, quyết định của tập thể có thể thông qua số phiếu tuyệt đối hoặc theo lượng phiếu chiếm ưu thế. Cơ chế ra quyết định thể hiện khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Cơ chế ra quyết định càng chặt chứng tỏ ngân hàng càng chấp nhận rủi ro ở mức thấp.

 Cơ chế chấp hành và cơ chế giám sát: Mỗi giai đoạn của quá trình quản trị rủi ro có vai trò không thể thay thế của riêng nó. Chính sách tín dụng, chiến lược quản trị rủi ro và các biện pháp để quản trị rủi ro sẽ chỉ là lý thuyết nếu thiếu cơ chế chấp hành và giám sát. Do đó, một trong những chỉ tiêu định tính không thể thiếu để đánh giá công tác quản trị rủi ro là cơ chế chấp hành và giám sát của ngân hàng. Cơ chế chấp hành chính xác các kế hoạch đặt ra, kết hợp với cơ chế giám sát hiệu quả, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc các sai phạm không chỉ có tác dụng trong quản trị rủi ro mà còn là điều kiện để ngân hàng

thực hiện các chương trình hành động, tiếp tục phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh tương đối khắc nghiệt.

 Cơ chế thúc đẩy động lực làm việc: mục tiêu hoạt động của ngân hàng cũng như các loại hình doanh nghiệp khác chính là vì lợi nhuận. Mà nguồn gốc của lợi nhuận cho bản thân ngân hàng (các cổ đông của ngân hàng) bắt nguồn từ những hoạt động của từng bộ phận nghiệp vụ, từng cán bộ ngân hàng. Vì vậy, lợi nhuận của ngân hàng luôn phải đặt trong mối quan hệ với lợi ích của từng cá nhân tham gia vào bộ máy hoạt động của ngân hàng. Cơ chế thúc đẩy động lực làm việc không chỉ góp phần làm tăng hiệu quả làm việc, tối đa hóa lợi nhuận mà các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc bằng cơ chế thưởng phạt, ghi nhận đóng góp… còn hạn chế rủi ro đạo đức, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng do nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng. −Các chỉ tiêu đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ: như đã phân tích ở trên, quản trị rủi ro tín dụng là một hoạt động yêu cầu có sự tham gia của nhiều bộ phận, với nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau, ở các mức độ khác nhau… Để đảm bảo các chính sách đặt ra được thực hiện theo đúng kế hoạch nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất, mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và thực hiện công tác báo cáo định kỳ. Chức năng kiểm tra, kiểm soát này được thực hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Vì vậy, một trong những chỉ tiêu định tính để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nội dung đánh giá bao gồm:

 Văn hóa và môi trường kiểm soát nội bộ: Là những yếu tố của ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra môi trường mà trong đó toàn bộ thành viên của ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

 Xác định và đánh giá rủi ro: hệ thống kiểm soát nội bộ phải xây dựng được quy trình kiểm tra, kiểm soát trong đó nhận diện cụ thể các loại sai phạm, rủi ro, mức độ nghiêm trọng của các sai phạm, cơ chế báo cáo kết quả kiểm tra và tham mưu cho ban điều hành ngân hàng các biện pháp để xử lý sai phạm và hạn chế việc lặp lại các sai phạm đó.  Hành vi kiểm soát và phân chia nhiệm vụ: Đây là quá trình theo dõi

và đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo nó được triển khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi, cũng như được cải thiện khi có khiếm khuyết. Ví dụ, thường xuyên rà soát và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như tất cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của ngân hàng hay không…

 Công bố, cung cấp và chia sẻ thông tin: Việc cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ vừa giúp giảm tải công việc của từng bộ phận, vừa đảm bảo kết quả kiểm soát nội bộ cung cấp cho ban điều hành một bức tranh tổng quát nhất về hoạt động của ngân hàng. Việc trao đổi, công bố thông tin giữa các bộ phận này cũng thể hiện hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, việc công bố thông tin sai phạm và hình thức xử lý đối với bộ phận này sẽ là một trong những công cụ để hạn chế rủi ro đạo đức, thúc đẩy động lực làm việc của các thành viên của ngân hàng.

 Giám sát và khắc phục sai sót: kiểm tra kiểm soát nội bộ hướng đến mục đích cuối cùng là hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng từ đó đạt được mục tiêu hoạt động: lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Vì vậy, khâu cuối cùng của kiểm tra, kiểm soát nội bộ là giám sát, khắc phục sai sót đã phát hiện trong quá trình hoạt động, đưa ra các biện pháp phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn, hạn chế tổn thất của các rủi ro đã xảy ra.

Việc định kỳ phân tích, đánh giá các khả năng tiềm ẩn là một công cụ hữu hiệu giúp cho ngân hàng có khả năng chuẩn bị các biện pháp đối phó một cách chủ

động đối với các rủi ro tín dụng để có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững.

1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng:

Ngoài các chỉ tiêu định tính, để đánh giá rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu định lượng là không thể bỏ qua. Các chỉ tiêu định lượng để đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng chính là các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng xảy ra với ngân hàng đó.

a. Hệ số an toàn vốn: là nhân tố đánh giá năng lực của ngân hàng về vốn cần thiết để chống đỡ trước các rủi ro và năng lực quản trị nhằm xác định, đo lường, theo dõi, và kiểm soát các rủi ro đó.

Đây là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

Công thức:

CAR = (Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2)/ Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro x 100%

Trong đó:

 Vốn cấp 1 (vốn cơ bản): bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay.

 Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): bao gồm tất cả các vốn khác như các khoản lợi nhuận trên tài sản đầu tư, nợ dài hạn với kỳ hạn lớn hơn 5 năm và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê).

 Tài sản đã điều chỉnh rủi ro là: tài sản có của ngân hàng thương mại có điều chỉnh theo hệ số rủi ro khác nhau đối với từng loại tài sản. Ví dụ: Trọng số rủi ro theo loại tài sản

Trọng số rủi ro Phân loại tài sản

0% Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng. Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20% Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mô lớnChứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nước 50% Các khoản vay thế chấp nhà ở,…

100%

Tất cả các khoản vay khác như trái phiếu của doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế cấp cổ phiếu, bất động sản,…

Ý nghĩa: Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước

rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

Theo đó, các trọng số rủi ro khác nhau với các loại tài sản khác nhau sẽ cho ra

b. Nợ quá hạn:

Mặc dù có nhiều cách để đo lường rủi ro tín dụng, nhưng được sử dụng phổ biến nhất lại là các chỉ tiêu về nợ quá hạn. Các chỉ tiêu cơ bản thường dùng như sau:

 Tổng nợ quá hạn: tổng các khoản nợ quá hạn trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết, số tiền khách hàng còn nợ, chưa được hoàn trả và có khả năng bị mất mát ở những mức độ khác nhau mà ngân hàng cần phải tập trung thu hồi.

 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100

Ý nghĩa: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn cho thấy phần nợ vay được thanh toán đúng hạn càng nhỏ, rủi ro tín dụng càng rõ ràng. Nợ quá hạn chiếm phần lớn tổng dư nợ là dấu hiệu của việc quản trị rủi ro tín dụng yếu kém và cần được khắc phục sớm trước khi dẫn đến mất thanh khoản của cả hệ thống. Tỷ lệ này được sử dụng để so sánh với các kỳ trước và so với các tổ chức tín dụng khác. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá

Nợ quá hạn Tổng dư nợ

Dư nợ có khả năng sinh lời bình quân 12 tháng

hạn cao so với mức bình quân chung của các TCTD khác trên cùng địa bàn cho thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng có vấn đề.

 Tỷ lệ dư nợ có khả năng sinh lời =

Dư nợ có khả năng sinh lời là dư nợ đang thu được lai bình thường. Chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ hay giữa các ngành kinh tế khác nhau được ngân hàng cấp tín dụng.

 Cơ cấu nợ quá hạn: Nợ quá hạn được chia thành 04 nhóm: Nhóm 2: Nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày: Nợ cần chú ý

Nhóm 3: Nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày: Nợ dưới tiêu chuẩn. Nhóm 4: Nợ quá hạn từ 180 đến dưới 360 ngày: Nợ nghi ngờ bị mất vốn. Nhóm 5: Nợ quá hạn từ 360 trở lên: Nợ có khả năng mất vốn.

Ý nghĩa: Tỷ trọng của nợ nhóm 5 trong tổng nợ quá hạn càng cao thì khả năng mất vốn càng cao, hiệu quả hoạt động xử lý nợ quá hạn cũng như hoạt động quản trị rủi ro càng thấp.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 30 - 36)