Những hạn chế về phương thức lãnh đạo của cấp ủy trong công ty cổ phần ngành Xây dựng thuộc

Một phần của tài liệu Phương thức lãnh đạo của cấp ủy trong công ty cổ phần ngành xây dựng thuộc đảng bộ thành phố hà nội hiện nay (Trang 91 - 100)

cấp ủy trong công ty cổ phần ngành Xây dựng thuộc Đảng bộ Thành phố Hà Nội

* Cấp ủy xây dựng và ban hành các Nghị quyết, chủ trương, đường lối lãnh đạo phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, an ninh - quốc phòng

Các cấp ủy trong CTCP ngành Xây dựng đã chú trọng việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhưng trên thực tế việc chỉ đạo triển khai cụ thể hóa các Nghị quyết của ban chấp hành đảng bộ của Hội đồng quản trị và giám đốc tại một số doanh nghiệp còn chung chung, nửa vời, chưa thực sự nghiêm túc, chưa sát với yêu cầu Nghị quyết đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện, một số công ty chưa chú trọng tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, rút kinh nghiệm việc triển khai, thực hiện Nghị quyết từ cấp trên; chưa chú trọng xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất của ban thường vụ đối với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chắnh trị theo Nghị quyết đã ban hành; chưa thực hiện thường xuyên việc kiểm tra giám sát đối với hoạt động điều hành của tập thể và các thành viên Hội đồng kiểm tra, ban lãnh đạo trong triển khai thực hiện theo các Nghị quyết chuyên đề đã ban hành; chưa xây dựng được chương trình hành động cụ thể, tập trung tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức để duy trì và ổn định sản xuất, bảo đảm chế độ chắnh sách cho người lao động. Trong quá trình hoạt động, cịn tình trạng Hội đồng quản trị và giám đốc chưa thực hiện định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với tập

71

thể ban chấp hành như Quy định. Chắnh vì vậy, nội dung Nghị quyết của cấp ủy trong một số CTCP hiện còn chưa sát với tình hình của đơn vị, hiệu lực của Nghị quyết khơng cao, hiệu quả cịn hạn chế

Bảng 2.5: Cấp ủy trong CTCP ngành Xây dựng lãnh đạo hoạt động

xây dựng, ban hành Nghị quyết

STT Nội dung Số người trả Tỷ lệ (%)

lời

1 Đạt hiệu quả cao 492 49,2

2 Chưa đạt hiệu quả 435 43,5

3 Không đạt hiệu quả 73 7,3

Tổng 1000 100,0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát ngày 15/01/2016)

Qua bảng khảo sát trên, có thể thấy trong việc ban hành Nghị quyết của cấp ủy các CTCP ngành Xây dựng hiện nay từng bước được thực hiện có hiệu quả với 492 người được hỏi đánh giá có đạt hiệu quả cao chiếm 49,2%. Tuy nhiên, trong hoạt động xây dựng, ban hành Nghị quyết và triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu của cấp ủy còn nhiều bất cập, điều đó được thể hiện có 435 người được hỏi trả lời chưa đạt hiệu quả, chiếm 43,5% và 73 người trả lời không đạt hiệu quả chiếm 7,3%.

Tại một số CTCP, các đồng chắ Cấp ủy viên trên cương vị phụ trách (Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc) được giao quản lý điều hành các mặt công tác, các lĩnh vực kinh doanh sản xuất nhưng chưa chủ động đề xuất, định kỳ báo cáo để tập thể cấp ủy cho ý kiến thống nhất về chủ trương, định hướng trước khi Hội đồng quản trị và Ban giám đốc triển khai thực hiện; cá nhân cán bộ trên cương vị đứng đầu Hội đồng quản lý và Ban giám đốc chưa lựa chọn được nội dung có tắnh đột phá trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chắnh trị; chưa quyết liệt chỉ đạo sơ, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của ban chấp hành trên các lĩnh vực để rút kinh nghiệm, bổ khuyết

kịp thời; chưa chủ động định kỳ báo cáo với tập thể cấp ủy về các lĩnh vực công tác mà cá nhân được phân công phụ trách theo quy chế làm việc.

* Cấp ủy lãnh đạo công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động

Công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động của cấp ủy trong các CTCP ngành Xây dựng hiện nay hiệu quả còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển ở đơn vị.

Bảng 2.6: Cấp ủy trong CTCP ngành Xây dựng lãnh đạo đổi mới phương thức của công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động

STT Nội dung Số người trả

lời Tỷ lệ (%)

1 Có đổi mới và đạt hiệu quả cao 406 40,6

2 Có đổi mới nhưng chưa đạt hiệu quả 560 56,0

3 Khơng có đổi mới 28 2,8

4 Khó trả lời 6 0,6

Tổng 1000 100,0

(Nguồn: Tổng hợp

từ kết quả khảo sátngày 15/01/2016)

Qua bảng khảo sát trên, trong số 1000 người được hỏi có tới 560 người trả lời có đổi mới nhưng chưa đạt hiệu quả và 28 người trả lời khơng có đổi mới, 06 khơng trả lời. Điều đó có thể thấy cơng tác tuyên truyền, thuyết phục của cấp ủy trong CTCP ngành Xây dựng vẫn còn tồn tại những hạn chế đặc thù:

Chất lượng công tác lãnh đạo chắnh trị, tư tưởng, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Đảng còn hạn chế. Cuộc vận động ỘHọc tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chắ MinhỢ chưa tạo được chuyển

biến mạnh mẽ, rộng khắp trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, người lao động. Một số cấp ủy Đảng trong các công ty triển khai, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Chắnh phủ, của Đảng bộ Thành phố chưa đảm bảo tiến độ đề ra. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về việc triển khai thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Chắnh phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội còn hạn chế.

73

Thời gian, đối tượng nghiên cứu, học tập Chỉ thị, Nghị quyết chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, tỷ lệ tham gia học tập ở một số đơn vị chưa cao. Công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện các chắnh sách an sinh xã hội của Chắnh phủ chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, hiệu quả chưa rõ nét, nhiều nơi cịn mang tắnh hình thức.

Nội dung tuyên truyền có nơi, có lúc chưa bám sát thực tiễn, cơng tác nghiên cứu dư luận xã hội còn hạn chế, hoạt động của tổ dư luận xã hội trong các CTCP ngành Xây dựng hoạt đồng chưa đều, hiệu quả chưa rõ nét.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trông các CTCP ngành Xây dựng còn thiếu về số lượng. Cán bộ tuyên truyền cơ sở kiêm nhiệm nhiều việc do đó quỹ thời gian dành cho cơng tác tuyên truyền rất hạn chế, làm giảm chất lượng hoạt động. Cơ sở vật chất, phương pháp của công tác tuyên truyền ở một số cơ sở Đảng chưa khoa học, còn thụ động, thiếu sáng tạo. Một số lãnh đạo cấp ủy chưa thực sự quan tâm, đầu tư vào công tác tuyên truyền và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền.

* Cấp ủy lãnh đạo công tác tổ chức - cán bộ

Trong q trình hoạt động cơng tác cán bộ tại các Cấp ủy trong CTCP ngành Xây dựng hiện nay còn tồn tại một số hạn chế được thể hiện qua bảng khảo sát:

Bảng 2.7: Cấp ủy trong CTCP ngành Xây dựng lãnh đạo đổi mới

công tác tổ chức - cán bộ

STT Mức độ đánh giá Số người trả Tỷ lệ (%)

lời

1 Có đổi mới và đạt hiệu quả cao 397 39,7

2 Có đổi mới nhưng chưa đạt hiệu quả 490 49,0

3 Khơng có đổi mới 113 11,3

74

Qua bảng khảo sát trên, cho thấy trong công tác tổ chức - cán bộ của cấp ủy trong CTCP ngành Xây dựng có tới 49,0% tỷ lệ người trả lời đánh giá có đổi mới nhưng chưa đạt hiệu quả cao và 11,3% tỷ lệ người trả lời cho rằng khơng có đổi mới. Nguyên nhân cho sự đánh giá trên là do:

Vẫn cịn có đơn vị chậm điều chỉnh, bổ sung các quy trình thủ tục về cơng tác cán bộ theo Quy định và hướng dẫn của Trung ương. Cấp ủy tại một số doanh nghiệp chưa kịp thời xây dựng và ban hành được quy chế quản lý cán bộ trong toàn đơn vị để đảm bảo Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

Trình độ, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ còn thấp và chưa đạt yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới là một trong những khó khăn hiện nay.

Tuy đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các CTCP ngành Xây dựng hầu hết trình độ đại học, nhiều cán bộ có trình độ trên đại học nhưng vẫn cịn khơng ắt cán bộ chưa được đào tạo một cách cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và khoa học cơng nghệ, có biểu hiện bảo thủ, thiếu chủ động trong nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý và thực tiễn cơng tác. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức về luật pháp nhất là luật pháp quốc tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý còn nhiều hạn chế, thấp kém so với yêu cầu.

Cơ cấu đội ngũ cán bộ trong các CTCP còn chưa cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý. Cịn khơng ắt cán bộ lãnh đạo các đơn vị thành viên chưa làm tốt, chưa phát huy được vai trò tham mưu trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý tài chắnh.

Công tác nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ trong nhiều doanh nghiệp chưa đồng bộ và thường xuyên, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch nhân sự của cấp ủy với nhân sự dự nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý.

Nhiều cấp ủy và lãnh đạo đơn vị chưa chủ động trong xây dựng quy hoạch cán bộ, chưa có quy hoạch tổng thể cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản

lý và của toàn hệ thống chắnh trị, chưa tắch cực chuẩn bị nguồn kế cận nếu có chỉ là để chiếu lệ, không khả thi; chưa thật sự công khai, dân chủ trong xây dựng quy hoạch cán bộ. Cịn nhiều cơng ty, đơn vị thực chất mới tập trung phục vụ trực tiếp cho công tác nhân sự trước mắt, chưa chú trọng thỏa đáng việc quy hoạch cán bộ chủ chốt dẫn đến một số nơi hụt hẫng cán bộ; lúng túng trong quy hoạch cán bộ. Nhiều doanh nghiệp chưa kịp thời xây dựng được kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, kế hoạch luân chuyển cán bộ của đơn vị theo từng giai đoạn cụ thể dẫn đến công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ thực hiện còn lúng túng, cảm tắnh.

* Cấp ủy lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát

Bên cạnh những ưu điểm, công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy vẫn cịn những hạn chế yếu kém. Điều đó được thể hiện qua bảng khảo sát 2.3, có tới 38% số người được hỏi cho là khá và 9,7% là bình thường. Những hạn chế, yếu kém đó là:

Một số cấp ủy, tổ chức đảng và một bộ phận cấp ủy viên nhận thức chưa đầy đủ về mục đắch, vị trắ, tác dụng và vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy trong công tác kiểm tra, giám sát của đảng, có nhiều nơi nhận thức kiểm tra, giám sát để phê phán, xử lý kỷ luật là chắnh. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của CTCP, cấp ủy viên trong các tổ chức đảng đều là những cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp luôn coi trọng việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, do đó có cấp ủy viên chưa giành nhiều thời gian cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cơng tác đảng, trong đó có cơng tác kiểm tra, giám sát.

Việc triển khai, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, các quyết định, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng ở một số tổ chức đảng chất lượng chưa cao, cịn hình thức, đơn điệu, thiếu sinh động bởi các minh chứng thực tiễn; đảng viên, cấp ủy viên chưa tận dụng thời gian, cơ hội để học tập. Một số cấp ủy tuy đã xây dựng được chương trình kiểm tra, giám

76

sát những việc lựa chọn nội dung, đối tượng thường đơn giản, chưa có trọng tâm, trọng điểm và chưa bao quát toàn diện các nhiệm vụ theo Quy định.

Việc tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng, hiệu quả chưa cao; một số cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề của cấp ủy thực hiện chưa đúng quy trình, kết quả chưa sâu, thiếu kết luận cụ thể; nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng và đảng viên thuộc thẩm quyền chậm được phát hiện, xử lý và khắc phục.

Cơng tác quản lý, nắm tình hình tổ chức đảng và đảng viên của cấp ủy cấp trên chưa sát, do đó các vi phạm được phát hiện thơng qua tự phê bình và phê bình cịn ắt, đa số các vụ vi phạm được đưa ra ánh sáng đều do quần chúng, do các cơ quan báo chắ hoặc do cơ quan bảo vệ Pháp luật phát hiện.

Trong việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên có đơn vị thiếu đồng bộ giữa đảng, chắnh quyền và đồn thể; cịn biểu hiện tình trạng hữu khuynh, né tránh, thiếu tắnh chiến đấu, bao che, đùn đẩy trách nhiệm. Khi xét thi hành kỷ luật, một số cấp ủy, tổ chức đảng trong các CTCP ngành Xây dựng còn chưa nắm chắc nguyên tắc, quy trình, thủ tục, chưa đảm bảo Quy định.

Tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan ủy ban kiểm tra trong một số CTCP còn thiếu thống nhất về mơ hình, bất cập nhiều mặt. Thành viên ủy ban kiểm tra hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, công việc chuyên môn chiếm nhiều thời gian nên chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện chức trách của một thành viện ủy ban, ở cơ sở thành viên ủy ban lại hay biến động. Biên chế và chất lượng cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Một số văn bản Quy định của Đảng và Nhà nước, nhất là các Quy định, hướng dẫn liên quan trực tiếp tới công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đã ban hành, trong đó có một số nội dung khó áp dụng, chưa phù hợp với đặc điểm tổ chức đảng trong Đảng bộ CTCP ngành Xây dựng như: sinh hoạt định kỳ, họp bất thường khi cần thiết; khó thi hành kỷ luật vì cấp ủy đều là

cán bộ chủ chốt (chủ tịch Hội đồng quản trị). Các hình thức kỷ luật Đảng và kỷ luật của chuyên mơn chưa thống nhất, nhất là khi đã có quyết định kỷ luật đảng song chun mơn cịn phải xin ý kiến của một số bộ ngành do đó kéo dài thời gian xem xét kỷ luật đối với chuyên môn.

* Cấp ủy lãnh đạo phát huy vai trò, trách nhiệm và tắnh tiên phong gương mẫu của đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy

Trong công tác lãnh đạo xây dựng tắnh tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở CTCP ngành Xây dựng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập:

Trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo cịn nhiều lỏng lẻo, dẫn tới một số cán bộ, đảng viên thiếu ý thức trách nhiệm, thụ động trong công tác. Việc đánh giá hàng năm được thực hiện chưa nghiêm túc, còn qua loa, sơ sài. Những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế được nêu ra đối với cán bộ quản lý, điều hành chủ chốt, xử lý chưa nghiêm, cịn mang tắnh hình thức, nể nang, dựa dẫm, đã khơng tạo ra động lực, niềm tin đối với tổ chức đảng. Việc vận động rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa được Cấp ủy quan tâm đúng mức, không ắt cán bộ thiếu gương mẫu, thiếu tận tụy trong công tác nên đã phần nào ảnh hưởng đến cán bộ, viên chức, người lao động.

Không ắt cán bộ lãnh đạo cấp ủy thiếu tâm huyết, gắn bó với cơ sở và cơng tác ở cơ sở, có biểu hiện dựa dẫm, ỉ lại, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, ngại khó khăn gian khổ, ngại học tập tiến bộ.

Trong cơng tác lãnh đạo chưa khắc phục được việc cán bộ, đảng viên trong điều hành, quản lý ở cơ sở còn mang tắnh áp đặt, thiếu dân chủ, kinh nghiệm chủ

Một phần của tài liệu Phương thức lãnh đạo của cấp ủy trong công ty cổ phần ngành xây dựng thuộc đảng bộ thành phố hà nội hiện nay (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w