Đối với công tác tiền lương

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn đại phong hà nội (Trang 56)

- Ban lãnh đạo công ty đã tạo động lực cho người lao động làm việc bằng việc tham gia đầy đủ các chế độ phúc lợi bắt buộc (BHXH, BHYT) cho ngườ

2. Ông/Bà hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đến động lực làm việc.

4.3.2.1. Đối với công tác tiền lương

Trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào tiền lương, tiền công cũng được coi là yếu tố quan trọng nhất kích thích người lao động làm việc. Nó không những là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động giúp trang trải những chi tiêu, sinh hoạt dịch vụ cần thiết mà còn ảnh hưởng đến địa vị của họ trong xã hội. Chính vì vậy, một mức tiền công hợp lý và công bằng sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập, nâng cao trình độ nhằm đóng góp một cách tối đa cho tổ chức. Đối với người lao động, tiền lương có thể không phải nhu cầu bức thiết nhưng không có nghĩa là tiền lương không thể tạo động lực cho họ. Với những hạn chế trong việc sử dụng tiền lương để tạo động lực

cho người lao động như đã phân tích ở chương 2, công ty cần hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động trên nguyên tắc làm cho tiền lương tương xứng với giá trị sức lao động mà họ đã cống hiến cho công ty, góp phần thúc đẩy người lao động tích cực học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp hơn, mang lại lợi ích lớn hơn trong công ty. Tác giả cũng xin kiến nghị hoàn thiện một số yếu tố trong công tác trả lương như sau:

Một là, xem xét điều chỉnh lại hệ số lương chức danh và hệ số lương cấp bậc công việc. Trên cơ sở các bản phân tích công việc phản ánh đúng tính chất nội dung công việc của từng chức danh, cấp bậc công việc. Công ty nên tiến hành xác định lại giá trị của từng công việc từ đó điều chỉnh lại hệ thống thang bảng lương cho phù hợp với mức độ phức tạp của công việc, yêu cầu về trách nhiệm, điều kiện làm việc... từ đó đảm bảo sự công bằng về tiền lương giữa các công việc và giá trị sức lao động của họ.

Hai là, từng bước rút ngắn thời gian nâng bậc lương đối với với người lao động nhằm nâng cao mức lương của lực lượng lao động này. Tác giả kiến nghị công ty xem rút ngắn thời gian tăng lương xuống cùng thời gian nâng lương sớm nếu người lao động không vi phạm các quy định về kỷ luật lao động tại công ty để khuyến khích người lao động. Dần dần tiến tới cho hưởng hệ số lương chức danh theo đúng giá trị công việc mà người lao động đang đảm nhận. Còn yếu tố thâm niên có thể xem xét như một dạng phụ cấp.

Ba là, Công ty cần nghiên cứu xây dựng chế độ điều chỉnh lương theo mức trượt giá hàng năm hoặc có chế độ hỗ trợ lương cho người lao động với một tỷ lệ thích hợp nhằm giảm bớt các thiệt hại do lạm phát.

Bốn là, Công ty cần gia tăng số lượng các công việc phức tạp, mang tính độc lập tương đối có thể áp dụng hình thức thầu và cho phép người lao động đảm nhận. Điều này vừa giúp người lao động cú thêm thu nhập vừa giúp họ được khẳng định năng lực cá nhân. Hơn nữa, thông qua các nhiệm vụ phức tạp này, người lao động có thể nâng cao khả năng làm việc thực tế vì trong tất cả các hình

thức đào tạo thì đào tạo trong công việc là hình thức đào tạo nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn đại phong hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w