Tăng trưởng kinh tế: R
2.2.2. Quy mơ chính phủ
Là biến nghiên cứu chính của mơ hình được đo lường bằng tổng chi tiêu của Chính Phủ/GDP. Có nhiều cách đo lường khác nhau về biến quy mô này như: Landau (1983), Sheehey (1993) sử dụng chỉ tiêu chi đầu tư và chi thường xuyên để đo lường quy mơ chính phủ. Cùng quan điểm đó Mehdi Hajamini và Mohammad Ali Falahi (2012) lại đo
lường quy mơ chính phủ bằng cách sử dụng nhiều chỉ tiêu như tổng chi phí/ GDP, chi tiêu dùng cuối cùng/GDP, chi thường xuyên ngoại trừ tiêu dùng cuối cùng/ GDP và tích lũy tài sản chính phủ (chi đầu tư cố định)/GDP. Dựa trên bài nghiên cứu của Engen Skinner (1991), Ram (1996), Dar và Amirkhalkhali (2002), Chen và Lee (2005), Dimitar Chobanov và Mladenova (2009), William R.DiPeitro và Emmanuel Anoruo (2011) thì biến quy mơ chính phủ SIZE được đo lường bằng Tổng chi của Chính phủ/GDP. Theo đó, sự gia tăng quy mơ chính phủ dường như gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Việc chính phủ chi quá mức nhằm tạo ra hàng hóa, dịch vụ và mơi trường khuyến khích đầu tư tư nhân. Tuy nhiên theo như các mơ hình chính phủ ngày nay cứ nghĩ càng cố gắng chi nhiều để tạo cơ sở hạ tầng cho việc đầu tư mà quên rằng việc chi quá mức như vậy sẽ tạo hiệu ứng lấn ác và làm giảm đầu tư từ tư nhân. Kết quả của q trình đó làm tăng trưởng khơng đạt như ý muốn. Kết quả là quy mơ chính phủ càng lớn, càng chi nhiều thì tăng trưởng lại giảm. Đồng quan điểm đó có các nghiên cứu của Landau (1983), Engen Skinner (1991), Folster và Henrekson (2001), Dar và Amirkhalkhali (2002), Horst Feldmann (2006). Ngược lại Kormendi và Meguire (1986), Ram (1996), Auteri và Constantini (2004), Wing Yuk (2005) cho rằng tăng trưởng kinh tế và quy mơ chính phủ có quan hệ cùng chiều với nhau. Bên cạch đó các nghiên cứu của Chen và Lee (2005), Esmaiel Abounoori và Younes Nademi (2010), Mehdi Hajamini và Mohammad Ali Falahi (2012) bằng việc sử dụng mơ hình ngưỡng để ước lượng quy mơ chính phủ cũng đã phát hiện ra mối quan hệ khơng chắc chắn của quy mơ chính phủ và tăng trưởng. Kết quả chỉ ra rằng tồn tại mơ hình chữ U ngược giữa biến quy mơ chính phủ và tăng trường kinh tế. Quy mơ chính phủ có tác động kích thích kinh tế phát triển ở trước ngưỡng xác định và tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu quy mô vượt ngưỡng. Trong khi đó Sheehey (1993), Vedder và Gallaway (1998) vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn về tác động của quy mơ chính phủ đối với tăng trưởng. Tóm lại, các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về mối quan hệ của quy mơ chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy biến quy mơ chính phủ SIZE trong bài nghiên cứu này có thể có tác động tích cực, tiêu cực hoặc khơng tồn tại tác động của quy mơ Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế.
2.2.3. Nợ công
Nợ công là biến nghiên cứu chính thứ 2 trong bài. Cũng như biến quy mơ chính phủ biến nợ cơng DEBT cũng có nhiều cách đo lường khác nhau. Clements và cộng sự (2003) đo lường nợ bằng các chỉ tiêu nợ nước ngoài/GDP, tổng nợ/ xuất khẩu hàng và dịch vụ. Nghiên cứu của Balázs Égert (2012) sử dụng tỷ lệ nợ của chính quyền trung ương/GDP đại diện cho biến nợ cơng trong bài nghiên cứu. Bên cạnh đó Pattilo và cộng sự (2004), Baseerit Nasa (2009), Andrea F. Presbiter (2010), William R.DiPeitro và Emmanuel Anoruo (2011), William R.DiPeitro (2012) sử dụng chỉ tiêu tổng nợ của chính phủ/GDP đại diện cho biến nợ cơng. Theo đó, trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu tổng nợ của chính phủ/GPD đại diện cho biến nợ cơng DEBT của mơ hình. Tương tự như biến quy mơ chính phủ, nghiên cứu cũng giả thuyết rằng tồn tại mối tương quan âm giữa tăng trưởng kinh tế và nợ cơng. Trong trường hợp quy mơ chính phủ dù cho tăng trưởng kinh tế và quy mơ nợ cơng thực sự có mối tương quan dạng chữ U ngược hay khơng thì việc tích lũy chồng chất của nợ công đã khiến cho các quốc gia đạt tới ngưỡng tối đa của nợ. Như được biết hai trong số các nguồn tài trợ chủ yếu của chính phủ, bên cạnh tiền in trực tiếp, đó là thuế và phát hành nợ. Muốn được nhiều tiền hơn, Chính phủ cần tự tìm các nguồn tài trợ. Nếu cả thuế hoặc nợ vượt quá ngưỡng tăng trưởng tối đa thì sẽ xuất hiện mối tương quan âm giữa tăng trưởng kinh tế và quy mơ chính phủ. Khi thuế vượt ngưỡng tối đa của nó, sau đó sự gia tăng quy mơ chính phủ thơng qua thuế làm giảm động lực cho công việc, năng suất lao động, sức sáng tạo, dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp. Khi nợ vượt qua giá trị tối đa, việc gia tăng quy mơ chính phủ thơng qua nợ dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp do lấn át đầu tư. Chính vì vậy trong bài nghiên cứu này biến nợ cơng DEBT được kì vọng là có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó giả thuyết cũng được đặt ra là nợ cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn ngưỡng và sau giai đoạn ngưỡng nợ thì có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết này được chứng minh bởi các nghiên cứu của Pattilo và cộng sự (2004), Clements và cộng sự (2003), Baseerit Nasa (2009), Andrea F. Presbiter (2010), William R.DiPeitro và Emmanuel Anoruo ( 2011), Balázs Égert (2012), William R.DiPeitro (2012).