CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 62 - 65)

4. 1. Kết luận quan trọng

4.1.1. Các quốc gia khu vực Đông Nam Á

Qua kết quả thực nghiệm được trình bày ở chương 3 bài nghiên cứu đã có thêm bằng chứng về tác động tích cực của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014. Bài nghiên cứu xác định mức độ tác động tuyến tính của nợ cơng lên tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014 là 0.030269 % và 0.04839 % tương ứng với mơ hình tác động cố định và mơ hình tác động ngẫu nhiên. Theo đó kết quả mơ hình dựa trên kỹ thuật tác động cố định được ưu tiên sử dụng như đã trình bài trong phần kiểm định Hausman về việc lựa chọn mơ hình. Vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nợ cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á ở mức 0.030269 % cho giai đoạn 2001-2014 với mức giải thích 0.531925 của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Đối ới tác động phi tuyến quy mơ chính phủ và nợ cơng của mơ hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên bài nghiên cứu vẫn chưa có kết luận chính xác. Các biến đều khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Vì vậy bài nghiên cứu vẫn chưa xây đưng được quy mơ chính phủ cũng như quy mô nợ tối ưu cho các quốc gia khu vực Đơng Nam Á được.

Tóm lại dựa vào kết quả nghiên cứu, biến nợ công được xem như là động lực để kích thích tăng trưởng. Chính vì vậy Chính phủ các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á xem xét điều chỉnh quy mơ nợ cơng của Chính phủ ở mức thích hợp nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc điều chỉnh mức độ nợ công cần phải được cần phải lưu ý các vấn đề sau:

(1) Xây dựng cơ quan chuyên trách nhằm giám sát mức nợ công thường xuyên để tăng hiệu quả trong việc sử dụng nợ.

(2) Xây dựng ngưỡng nợ công nhất định nhằm tạo ngưỡng nợ an toàn.

nhằm tránh sự khác biệt cũng như bản chất thực của nợ công so với quốc tế. Bên cạnh đó dựa trên thống kê được chuẩn hóa theo thơng lệ quốc tế các quốc gia dễ dàng cập nhật được vị trí nợ cơng của từng quốc gia trên bản đồ nợ công thế giới.

4.1.2. Việt Nam

Căn cứ vào kết quả bảng 3.2 cột (5) bài nghiên cứu sử dụng biến giả DUMMY (DUMMY=1 :Việt Nam và DUMMY =0 các quốc gia khác) cho tác động của quy mơ chính phủ, nợ cơng đến tăng trưởng kinh tế để xem xét mức độ tác động cho trường hợp cụ thể tại Việt Nam. Căn cứ vào kết quả cột (5) các biến nợ cơng , độ mở thương mại có tương quan dương; riêng tốc độ phát triển dân số có tương quan âm đối với tăng trưởng kinh tế với các mức ý nghĩa lần lượt 1%, 5% và 10%. Dựa vào kết quả hồi quy ta thấy được biến nợ cơng có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế ở mức 0.04645%. Điều này cũng chỉ ra rằng ngoài việc tập trung điều chỉnh quy mô nợ công nhằm tạo điều kiện tăng trương kinh tế Việt Nam như các quốc gia trong khu vực cần quan tâm đến các vấn đề sau:

(1) Độ mở thương mại vì đây là yếu tố quyết định trong xu hướng tồn cầu hóa. Việt Nam cần chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu,

(2) Tsốc độ tăng dân số hằng năm của Việt Nam ln ở mức cao chính vì vậy cần tập trung để khai thác nguồn lao động trẻ nhằm phục vụ cho việc sản xuất và tạo ra giá trị gia tăng. Nếu không tận dụng được lợi thế từ yếu tố dân số để phục vụ cho việc tăng trưởng thì rất dễ đến nhiều tác động tiêu cực đến tăng trưởng (việc làm, an sinh xã hội, nhà ở) như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra.

4. 2. Hạn chế và gợi ý các vấn đề nghiên cứu

4.2.1. Hạn chế

Do hạn chế về mặt dữ liệu nên đề tài chưa kiểm tra được tác động của quy mơ chính phủ, nợ cơng đến tăng trưởng kinh tế trong khu vực trước cú sốc tiền tệ 1997 diễn ra tại Thái Lan ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế thế giới tồn cầu nói chung và khu vực Đơng

Nam Á nói riêng.

Chưa tìm ra được bằng chứng về mối quan hệ trên phi tuyến của quy mơ chính phủ, nợ cơng và tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

4.2.2. Gợi ý các vấn đề nghiên cứu

Dựa trên những hạn chế tác giả vừa nêu trên cơ sở đó đề tài có thể tiến hành mối quan hệ giữa quy mơ chính phủ, nợ công và tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian dài hơn. Cụ thể là trước giai đoạn 1997 để xem xét tác động của khủng hoảng tiền tệ tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á.

Xem xét các biến kiểm sốt khác trong mơ hình nhằm củng cố về mối quan hệ giữa quy mơ chính phủ, nợ cơng và tăng trưởng kinh tế cho khu vực Đông Nam Á như : tỷ lệ tiết kiệm, tích lũy vốn đầu tư tư nhân và vốn con người.

Một phần của tài liệu Tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 62 - 65)