Biến kiểm soát Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 39 - 42)

Tăng trưởng kinh tế: R

2.2.4. Biến kiểm soát Tỷ lệ

thất nghiệp

Có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp của lao động và tăng trưởng kinh tế. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Horst Feldmann (2006), Fuad M. Kreishan (2011), Yongjin Sa (2011), Salma Keshtkaran, Khosrow Piraee, Farzane Bagheri (2012), Hasan Alp Özel, Özgür Topkaya, Funda H. Sezgin (2013). Nghiên cứu của Horst Feldmann (2006) sử dụng dữ liệu từ 19 quốc gia công nghiệp cho giai đoạn 1985-2002. Bài nghiên cứu này phân tích cách thức tác động của quy mơ Chính phủ ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp. Trong đó quy mơ của Chính phủ bao gồm bốn thành phần: (1) Tiêu dùng của chính phủ, (2) Trợ cấp, (3) Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đầu tư và (4) Tỷ lệ biên thuế suất thuế thu nhập. Với kỹ thuật hồi quy bài nghiên cứu chỉ ra rằng ở các nước cơng nghiệp Chính phủ với quy mơ lớn có tác động xấu đến tình trạng thất nghiệp. Đặc biệt bất lợi đối với phụ nữ và có tay nghề thấp là những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Hơn nữa, trong dài hạn một Chính phủ với quy mơ lớn nó có khả năng làm tăng đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Cùng nghiên cứu chủ đề này có Yongjin Sa (2011) dựa trên dữ liệu của 32 nước phát triển và 51 nước đang phát triển giai đoạn 1996-2006 để đánh giá tác động của quy mơ Chính phủ đến tỷ lệ thất nghiệp trong hai nhóm nước. Kết quả cho thấy rằng ở cả hai nhóm nước quy mơ chính phủ có tác động cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp. Fuad M. Kreishan (2011) với bộ dữ liệu thời gian từ 1970-2008 tại Jordan thì khơng tìm ra được bằng chứng về tăng trưởng giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Tác giả đã chứng minh như sau: đầu tiên, mặc dù kinh tế tăng trưởng do việc thực hiện chương trình cải tổ nền kinh tế từ năm 1989 nhưng tỷ lệ thất nhiệp vẫn cao vì do cấu trúc lao động của Jordan nói riêng và các nước Ả Rập nói chung khơng có tay nghề cũng như trình độ để đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, lí do thứ hai là nhu cầu tuyển dụng lao động chủ yếu của các người chủ không phải là lực lượng lao động trong nước mà chủ yếu là lao động nước ngồi. Chính vì vậy dù cho kinh tế phát triển tạo ra nhiều việc làm nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn khơng giảm.Trái lại, Hasan Alp Ưzel, Ưzgür Topkaya, Funda H. Sezgin (2013) bằng kỹ thuật tác động ngẫu nhiên dựa trên bộ dữ liệu giai đoạn 2000-2011 đã chứng minh được

mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Tác giả đã chia thời kì này thành 2 giai đoạn 2000-2007 và 2008-2011 cuối cùng tìm ra sự khác nhau giữa mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ thất nghiệp trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới. Bài nghiên cứu này cho rằng tuy có sự đồng thuận rộng rãi về mối quan hệ tiêu cực giữa GPD và tỷ lệ thất nghiệp nhưng mức độ tương quan này là không giống nhau ở các quốc gia. Lý do cơ bản cho sự khác biệt cường độ tương quan giữa mức sản lượng thực tế và thất nghiệp cho các nước, nhóm các nước khác nhau xuất phát từ sự khác biệt kinh tế trong nước của các nhóm quốc gia hoặc quốc gia điều tra. Khác nhau về ngành công nghiệp, lao động và cơ cấu vốn của các quốc gia dẫn đến việc thực hiện các chính sách kinh tế khác nhau cho các quốc gia. Các chính sách kinh tế khác nhau thực hiện lần lượt làm thay đổi mức độ tương quan giữa sản lượng thực tế và thất nghiệp cho mỗi quốc gia và các nhóm nước. Ngồi sản lượng kinh tế thực, năng suất lao động cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thất nghiệp ở mức độ lớn. Tóm lại, tác giả sử dụng biến tỷ lệ thất nghiệp LAB dựa trên các nghiên cứu của Horst Feldmann (2006), Fuad M. Kreishan (2011), Yongjin Sa (2011), Salma Keshtkaran, Khosrow Piraee, Farzane Bagheri (2012), Hasan Alp Özel, Özgür Topkaya, Funda H. Sezgin (2013) là biến kiểm soát của bài nhiên cứu nhầm kiểm tra tác động của tỷ lệ thất nghiệp lên tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ chung giữa quy mơ và nợ chính phủ. Biến tỷ lệ thất nghiệp LAB được đo lường bằng tỷ lệ thất nghiệp của lao động trên tổng dân số và được với kỳ vọng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ phát triển dân số

Nghiên cứu của Clements và cộng sự (2003) thực hiện ở 55 quốc gia thu nhập thấp trong giai đoạn 1970-1999. Bằng việc sử dụng mơ hình GMM kết hợp với mơ hình tác động cố định để đánh giá tác động của tốc độ tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó biến tốc độ phát triển dân số được đo lường bằng % phát triển dân số hằng năm. Kết quả chỉ ra rằng tốc độ phát triển dân số tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trái lại nghiên cứu của Baseerit Nasa (2009) cho rằng tốc độ tăng trưởng của dân số có thể có ảnh hưởng tốt hoặc ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người phụ thuộc vào năng suất của người dân. Dân số cao hơn dẫn đến lực lượng lao

động cao hơn, do đó làm tăng tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến làm giảm vốn bình qn đầu người và sản lượng bình quân đầu người thấp hơn. Thành (2015) cho rằng trong mơ hình tăng trưởng tân cổ điển ở trạng thái ổn định, tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn sẽ làm giảm thu nhập bình quân đầu người, nhưng sẽ khơng có ảnh hưởng trên mức tăng trưởng thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang trạng thái ổn định, tăng trưởng dân số cao hơn có tác động tiêu cực đến tăng trưởng bình quân đầu người. Các tranh luận cho rằng tác động tiêu cực của tăng dân số trong quá trình chuyển đổi cơ bản cũng giống như trong mơ hình Harrod-Domar. Tóm lại dựa trên nghiên cứu của Clements và cộng sự (2003), Baseerit Nasa (2009), Thành (2015) tác giả sử dụng biến tốc độ phát triển dân số POP như là biến kiểm soát cho bài nghiên cứu. Biến POP được đo lường bằng logarit tự nhiên dân số hàng năm.

Độ mở thương mại

Andrea F. Presbitero (2010) sử dụng dữ liệu bảng của các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp giai đoạn 1990-2007 để kiểm tra tác động của nợ công đến tăng trưởng trong dài hạn. Theo đó biến độ mở thương mại được sử dụng như là biến kiếm sốt của mơ hình. Biến độ mở thương mại được đo lường bằng logarit tỉ lệ tổng nhập khẩu và xuất khẩu/GPD. Tuy nhiên, kết quả chỉ ra rằng độ mở thương mại khơng có ý nghĩa thống kê. Cùng quan điểm đó Bülent Ulasan (2014) nghiên cứu mối quan hệ dài hạn giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia trong giai đoạn 1960- 2000. Trong đó bài nghiên cứu mở rộng mơ hình tăng trưởng tân cổ điển với biến độ mở thương mại. Tuy nhiên, biến độ mở thương mại đươc xây dựng trên 3 chỉ số: trung bình gia quyền của các mức thuế, hàng rào phi thuế quan và chênh lệnh tỷ giá hối đoái. Ngược lại nghiên cứu của William R. DiPietro (2012) sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 2000-2008 của 175 nước. Kết quả chỉ ra rằng độ mở thương mại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tóm lại trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng biến độ mở thương mại TRADE như là biến kiểm soát cho bài nghiên cứu và được đo lường bằng tỷ lệ tổng giá trị xuất, nhập khẩu/ GDP. Song song đó tác giả cũng kỳ vọng biến độ mở thương mại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.2 : Mô tả và giả thuyết các biến nghiên cứu

Biến Mô tả Nguồn Dấu kỳ

vọng

β0 Hằng số

Một phần của tài liệu Tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 39 - 42)