Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 52 - 55)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.5. Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các

ở các Trường TH trên địa bàn thị xã Bến Cát

* Khảo sát về việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng

Chất lượng bồi dưỡng cho GVTH chưa cao cịn có ngun nhân ở việc chỉ đạo sử dụng các phương pháp bồi dưỡng. Phương pháp là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng bồi dưỡng, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu. Do đó trong q trình bồi dưỡng phải hết sức coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡng có tác dụng quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, vì vậy nhà trường đã:

+ Định hướng lựa chọn PP bồi dưỡng hướng vào phát triển kĩ năng nghề cho GV. + Chú ý đến đặc điểm nhận thức, nhu cầu, hứng thú của GV.

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng thì các cấp quản lý phải yêu cầu, hướng dẫn và giám sát giảng viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp GV vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác. Song hiện nay, vấn đề này chưa được chú trọng. Chủ yếu cách thức bồi dưỡng được tiến hành như sau: nghe giảng lý thuyết là chính, sau đó viết thu hoạch. Việc tổ chức cho GV thực hành kĩ năng chưa nhiều. Phương pháp thảo luận theo nhóm rất phù hợp cho các lớp bồi dưỡng, nhưng chưa được chỉ đạo sử dụng nhiều. Do vậy, hiệu quả các chương trình bồi dưỡng chưa cao.

Qua khảo sát cho thấy PP bồi dưỡng chưa chú trọng phát huy tính chủ động, tích cực, tự nguyện, sáng tạo của giáo viên và chưa đánh giá được hiệu quả bồi dưỡng. Việc tổ chức thảo luận mang tính chất tái hiện kiến thức là chủ yếu chứ chưa thực sự có sự cọ sát ý kiến, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề giáo viên còn thắc mắc cần được giải quyết. Giảng viên thường sử dụng PP thuyết trình là chủ yếu, cịn học viên ghi chép càng nhiều càng tốt, chưa đảm bảo cho học viên tự học là chính, do cách học thụ động như vậy nên học viên khơng có điều kiện nắm vững nội dung bồi dưỡng và trở nên lúng túng khi vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Nghiên cứu đã trưng cầu ý kiến của về các phương pháp bồi dưỡng đã được sử dụng và kết quả thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến 354 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên của 6 trường Tiểu học tại địa bàn thị xã Bến Cát về mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ sử dụng các phương pháp

bồi dưỡng)

Thường xuyên: TX; Đôi khi: ĐK; Không bao giờ: KBG

STT Phương pháp dạy học Mức độ Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn TX (%) ĐK (%) KBG (%)

1 Giảng viên hướng dẫn GV nắm chắc

kiến thức 81.1 18.9 1.19 .392

2 Tăng cường hướng dẫn GV thảo luận

những nội dung cơ bản, cần thiết 30.5 57.1 12.4 1.82 .631

3 Tăng thời lượng cho GV thực hành kĩ

năng nghề 21.2 31.1 47.7 2.27 .788

4 Tổ chức cho GV thuyết trình trước lớp, dạy học nêu vấn đề, viết bài thu hoạch

29.4 53.4 17.2 1.88 .673

5 Giảng viên sử dụng phương pháp

thuyết trình 79.4 20.6 1.21 .405

6 Giảng viên ứng dụng công nghệ

thông tin trong bồi dưỡng 17.8 63.3 18.9 2.01 .607

Đánh giá chung 1.73 .207

Kết quả cho thấy, 100% giáo viên đồng ý việc Giảng viên hướng dẫn GV nắm chắc kiến thức, Giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình là được sử dụng đơi khi và thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc tăng thời lượng cho GV thực hành kĩ năng nghề chưa được thực hiện chiếm đến 47.7%; giảng viên chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng chiếm tỉ lệ 18.9%; chưa tổ chức cho GV thuyết trình trước lớp, dạy học nêu vấn đề, viết bài thu hoạch chiếm 17.2%; chưa tăng cường hướng dẫn GV thảo luận những nội dung cơ bản, cần thiết chiếm tỉ lệ 12.4%. Điều này cho thấy việc tương tác giữ giảng viên bồi dưỡng và giáo viên chưa cao, thời lượng dành cho việc thực hành kỹ năng, thuyết trình, thảo luận cịn bị hạn chế.

Điểm trung bình đánh giá chung cho phương pháp dạy học là 1.73 tương ứng với tần suất sử dụng đơi khi vì vậy cần có các biện pháp thiết thực để tăng tần suất sử dụng

các phương pháp dạy học mới, ứng dụng cao để tăng tính hiệu quả cho việc bồi dưỡng giáo viên.

* Khảo sát về việc quản lý các phương pháp bồi dưỡng

Công tác quản lý phương pháp bồi dưỡng có những bất cập và điều này được thể hiện bảng 2.6

Bảng 2.6. Tổng hợp ý kiến của 354 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên của 6 trường Tiểu học tại địa bàn thị xã Bến Cát về kết quả sử dụng các

biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học (biểu hiện ở tỉ lệ %) STT Nội dung Đánh giá Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Tốt (%) Khá (%) TB (%) 1

Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hàng năm

59.9 30.5 9.6 1.50 .666

2

Ngoài kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, Ban giám hiệu đã tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo các chuyên đề cho giáo viên

7.1 51.7 41.2 2.34 .606

3

Ban giám hiệu tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên phù hợp nhu cầu của GV

31.1 51.4 17.5 1.86 .685

4

Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá của Ban giám hiệu về công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhà trường

33.3 39.3 27.4 1.94 .778

5

Nhà trường đã đáp ứng các điều kiện bồi dưỡng chuyên mơn cho GV: Giảng viên, tài liệu, phịng học, trang thiết bị

47.7 31.4 20.9 1.73 .785

6

Nhà trường có chính sách động viên, khuyến khích giáo viên học bồi dưỡng chuyên môn

21.5 39.8 38.7 2.17 .757

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số biện pháp “Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hàng năm”; biện pháp “Ban giám hiệu tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng chun mơn giáo viên phù hợp nhu cầu của GV” có trên 80% đánh giá có kết quả từ khá trở lên. Nhưng bên cạnh đó, các biện pháp “Ngoài kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, Ban giám hiệu đã tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo các chuyên đề cho giáo viên”; biện pháp “Nhà trường có chính sách động viên, khuyến khích giáo viên học bồi dưỡng chun mơn” cịn có trên 30% đánh giá có kết quả trung bình nghĩa là kết quả của các biện pháp quản lý này còn gặp nhiều hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả.

Điểm đánh giá trung bình chung đạt 1.92 nghĩa là kết quả sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học được đánh giá ở mức khá.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)