9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
2.3. Thực trạng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngồi cơng lập Thành
2.3.4. Thực trạng xâydựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà
chức cho trẻ giao lưu với các bạn bè với nhiều hình thức khác nhau và phù hợp với các chủ đề, chủ điểm. Thơng qua đó trẻ được thực hiện chơi các trò chơi dân gian, bé tập làm nội trợ, hội thi bé vui khỏe, bé khéo tay....
Nhiều trường đã quan tâm phối hợp với các lực lượng xã hội để tuyên truyền thêm về kiến thức xây dựng nghi thức, hành vi ,các lễ hội nhằm nâng cao nhận thức sự thu hút. Các trường phối hợp chặt chẽ giữa 3 mơi trường giáo dục: Nhà trường - gia đình - xã hội. Trong những năm qua việc tổ chức xây dựng nghi thức, hành vi trong các trường mầm non đã thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. Các trường đã có nhiều cố gắng nghiên cứu và đưa ra những phương pháp cải tiến giáo dục đạt hiệu quả. Nội dung các nghi thức hành vi, hoạt động lễ hội khá phù hợp với đặc trưng của ngày hội, ngày lễ. Các tiết mục văn nghệ, các trò chơi phong phú đều được xây dựng theo chủ đề của lễ hội.
2.3.4. Thực trạng xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường trường
Gía trị là những sự vật, hiện tượng có ý nghĩa và đáp ứng được các nhu cầu của xã hội, cộng đồng và cá nhân. Giáo dục giá trị là một bộ phận của quá trình giáo dục con người, nó làm cơ sở cho con người tồn tại, phát triển và phù hợp với xã hội. ( Phan Minh Tiến, 2010)
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam… bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”.
Do vậy, từng nhà trường cần phải cố gắng đeo đuổi, thậm chí ngay cả khi mơi trường bên ngoài thay đổi. Giá trị ở trường học thường bao gồm: (Trường cán bộ quản lí GD TP. Hồ Chí Minh, 2013).
+ Hệ giá trị trong công việc
+ Hệ giá trị trong các mối quan hệ nội bộ
+ Hệ giá trị trong việc quản lí mơi trường tác động vào nhà trường + Hệ giá trị trong ứng xử với bản thân
Chúng được thể hiện qua :
+ Thái độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên + Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
+ Các chính sách tạo cơ hội cơng bằng + Chất lượng dịch vụ
Những giá trị này phải phù hợp với các giá trị theo triết lý giáo dục chung, nhưng cũng cần phải thể hiện phù hợp với đặc điểm nhà trường và mong muốn của những cá nhân trong nhà trường đó. Cơng tác quản lý phát triển những truyền thống tốt đẹp của nhà trường cần dựa trên các giá trị tốt đẹp đã có được nhằm phát triển VHNT. Truyền thống của nhà trường có được trên cơ sở phải biết duy trì và phát triển bề dày kết quả, thành tích đã đạt được trong những năm qua. Vì vậy, địi hỏi công tác quản lý của nhà trường phải thật sự quan tâm, chăm lo, vun trồng mới tạo ra truyền thống và giữ gìn được truyền thống. Trong một mơi trường của nhà trường có truyền thống tốt đẹp thì từng cá nhân, tổ chức sẽ tự giác và có ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân để góp phần tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.
Thực trạng trạng xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường tại các trường mầm non Thành phố Thủ Dầu Một qua ý kiến của CBQL, giáo viên, nhân viên và PHHS như sau:
Bảng 2.7. Bảng đánh giá thực trạng xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường
STT Nội dung Điểm đánh
giá TB
Thứ bậc
1 Kế hoạch xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống
được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả 3,8 1
2 GV và NV thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách
nhiệm cao 3,4 5
3 GV và NV có ý thức thực hiện biểu tượng, các giá trị và
truyền thống của nhà trường 3,5 4
4 Kết quả các hoạt động đảm bảo kế hoạch đặt ra 3,1 8 5 Sự sáng tạo trong chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên đối
với trẻ được tôn trọng, động viên và khích lệ 2,9 10 6 Xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống luôn lấy trẻ
làm trung tâm 3,0 9
7 Mong đợi cao cho tất cả trẻ. Tất cả trẻ đều được khuyến
khích và ủng hộ đạt tới thành công 3,3 6
8 Thông tin về trẻ được thông báo kịp thời tới cha mẹ trẻ 3,7 2 9 Thành tích của trẻ được khen thưởng và tuyên dương kịp
thời 3,6 3
10 Trang phục của giáo viên, nhân viên đẹp và phù hợp với
Qua các kết quả nói trên cho thấy biểu hiện xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường của các trường mầm non TP Thủ Dầu Một được đánh giá tương đối tốt. Các biểu hiện xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả trong kế hoạch hoạt động, trong thông tin về trẻ với CMHS và thành tích của trẻ được động viên khen thưởng kịp thời, GV và NV có ý thức thực hiện biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường, được đánh giá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình như tiêu chí “GV, NV thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, tiêu chí mong đợi cao ở tất cả trẻ hay tiêu chí: trang phục của giáo viên, nhân viên đặc biệt là tiêu chí 5 “Sự sáng tạo trong chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên đối với trẻ được tôn trọng, động viên và khích lệ” và tiêu chí “Xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống luôn lấy trẻ làm trung tâm”.