9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xâydựng văn hóa nhà trường mầm non
non ngồi cơng lập ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Để đưa ra các biện pháp quản lý nhằm phát triển VHNT ở các trường mầm non ngồi cơng lập ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đạt được hiệu quả cao nhất cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác lập biện pháp quản lý phát triển VHNT tại các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS. Đồng thời mục tiêu này phải gắn với mục tiêu GD nói chung, GDVH cho HS nói riêng và xu thế GD của thời đại. Nó được xem là yêu cầu cần đạt được trong quá trình nghiên cứu, định hướng, chỉ đạo và quá trình đề xuất xác lập các biện pháp quản lý phát triển VHNT tại các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một. Từ đó, việc quản lý VHNT tránh đi việc giàn trải, trùng lấp, đi theo trọng tâm nhằmgóp phần nâng cao chất lượng GD tồn diện, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
Nhận thức đúng về nguyên tắc này địi hỏi trong cơng tác xây dựng VHNT, hiệu trưởng nhà trường cần đảm bảo phục vụ cho thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục và nhiệm vụ GD tồn diện những phẩm chất, năng lực cho trẻ: coi trọng chất lượng GD nhân cách nhà giáo, mà nét đặc trưng là tác phong công nghiệp, năng lực giao tiếp, năng lực thích nghi và ứng phó trước sự biến đổi liên tục của các vấn đề chun mơn và tình hình xã hội.
Yếu tố trung tâm trong xây dựng VH là con người. Như vậy, cần có những chính sách để tập trung vào khuyến khích khả năng tự lập, tự chủ, sáng tạo của con người. Với các trường mầm non, trẻ và giáo viên là những thành phần ưu tú của XH về khả năng nhận thức, về trình độ và về lối sống. Do đó nếu phát huy được tính tự giác tích cực của các chủ thể thì sẽ tạo động lực to lớn đối với nhiệm vụ phát triển mơi trường VHNT.
3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực và phù hợp
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phản ánh đúng thực tế, phù hợp với thực trạng được khảo sát, nói đúng hơn là phù hợp với quản lí cơng tác phát triển nhà trường của các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một,
phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và các nguồn lực sẵn có của các trường. Đồng thời, thể hiện tầm hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn của nhà Quản lí khi tìm kiếm giải pháp khả thi triển khai thực hiện mục tiêu, kiểm tra, giám sát hoặc tiếp tục khai thác thông tin và phản hồi của các thành viên để thực hiện việc điều chỉnh. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quan điểm khi giải quyết vấn đề GD phải đảm bảo sự biện chứng giữa xây và chống, giữa phát triển và ngăn chặn. Trong đó tăng cường khả năng kháng thể của các chủ thể trước tác động xấu của mỗi trường là yếu tố quan trọng và quyết định. Các hoạt động GD trong các nhà trường từ nhiệm vụ GD chính trị tư tưởng, hoạt động chuyên môn và các hoạt động VH, văn nghệ, thể dục thể thao cần phải tạo ra một mơi trường tích cực, lành mạnh. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhà trường với phát triển kinh tế XH địa phương, xây dựng một XH học tập và một mơi trường sống văn minh. Từ đó, nhà Quản lí đưa ra kết luận cuối cùng của q trình GD, vẽ lên một bức tranh tổng thể góp phần đáp ứng nhu cầu cần phát triển của công tác quản lý phát triển VHNT tại các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Nguyên tắc này trước hết đòi hỏi các hoạt động GD chứa đựng những giá trị nhân văn, kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống bao gồm những giá trị tốt đẹp của XH và nhà trường cũng như truyền thống gia đình. Nhiệm vụ phát triển VHNT phải đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để các giá trị truyền thống tốt đẹp được nảy nở sinh sôi và lan toả. Định hướng cơ bản của khoa học GD hiện đại không phải là ngăn chặn, cấm đoán mà trước hết là gợi mở, phát triển, tạo mơi trường tích cực để những giá trị tốt đẹp thăng hoa. Do đó, ở mỗi cá nhân khi được tạo điều kiện nhằm phát triển các giá trị tốt đẹp sẽ tạo ra sự cộng hưởng thành một môi trường sống lành mạnh mang lại tác dụng tích cực đến đời sống XH.
Đảm bảo các biện pháp xây dựng VHNT trong điều kiện chi phí khơng nhiều với thời gian ít, tiết kiệm nhân lực nhưng đem lại kết quả cao. Nguyên tắc này cũng địi hỏi q trình xây dựng VHNT cần phải có tính phát triển nhưng về mặt kế thừa cần xem xét những mặt và những khâu cần được ưu tiên. Mặt khác, cũng cần xác định một kế hoạch lâu dài trong đó cần xác định các mục tiêu dài hạn (5-10 năm), các mục tiêu trước mắt (2-3 năm) để tập trung các nguồn lực, các điều kiện phù hợp với từng giai đoạn và từng năm học..
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này địi hỏi việc quản lí phát triển VHNT phải có sự thống nhất đồng bộ giữa CBQL với GV và các nguồn lực khác trong và ngồi trường vì mục đích chung đối với việcphát triển VHNT tại địa phương. Quản lý phát triển VHNT tại các
trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một chỉ có kết quả tốt khi có sự thống nhất đồng bộ giữa các mặt, các yếu tố cấu thành nên HĐ này, trong đó sự thống nhất đồng bộ giữa đội ngũ CBQL với GV và các lực lượng khác.
Do đó, để đảm bảo tính đồng bộ theo ngun tắc này phải có những tác động sao cho có sự thống nhất đồng bộ giữa các mặt, các yếu tố. Muốn vậy, các CBQL phải giúp mọi đối tượng liên quan nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của quản lý xây dựng VHNT tại các trường mầm non để các đối tượng này tích cực tham gia các hoạt động và tạo các điều kiện cần thiết tốt nhất có thể cho việc phát triển VHNT tại các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một đạt kết quả tốt nhất.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Để việc khảo sát, đánh giá đạt được kết quả cao nhất và đề tài có giá trị khoa họccần phải đảm bảo tính khả thi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quan trọng vào việc hạn chế thực trạng quản lý phát triển VHNT đáp ứng nhu cầuvề thực tiễn xã hội là vấn đề cần thiết nhất. Bên cạnh đó,việc khảo sát xin ý kiến các đối tượng liên quan để đảm bảo rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất mang tính khả thi. Điều đó có nghĩa là các biện pháp tác động đến quản lý phát triển VHNT ở các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một được tác giả đề xuất phải có khả năng thực thi trong những điều kiện bình thường, phù hợp và có hiệu quả cao trong điều kiện nhà trường hiện nay.