9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch văn hóa nhà trường ở các
trường MN ngồi cơng lập thành phố Thủ Dầu Một
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Hiệu trưởng phải nắm rõ vai trị trách nhiệm của mình trên mọi mặt, trách nhiệm trong việc tập trung phát triển VHNT. Hiệu trưởng phải am hiểu về phát triển VHNT, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc phát triển VHNT, ảnh hưởng của VHNT đến GV và HS. Vì vậy một trong những biện pháp quan trọng trong việc phát triển VHNT đó là việc lập kế hoạch của Hiệu trưởng.
Mục tiêu lập kế hoạch là xây dựng lộ trình đạt các giá trị, cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn của văn hóa nhà trường; là kim chỉ nam cho mọi hành động. Khi có được kế hoạch này, tồn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các hoạt động của nhà trường sẽ có sự định hướng rõ ràng. Do vậy biện pháp này thể hiện chức năng đầu tiên trong công tác quản lý; là điều không thể thiếu trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường và cần cơng khai theo các hình thức khác nhau.
Do đó mục tiêu của biện pháp này là nhằm xác lập được công cụ giúp cho cơng tác quản lí phát triển VHNT tại đơn vị đạt hiệu quả. Đồng thời việc lập kế hoạch cũng nhằm giúp cho CBQL định hướng được tương lai của nhà trường, thể hiện sự mong muốn của nhà trường về phát triển VHNT. Từ đó, tạo thêm động lực, niềm tin và độ tin cậy cho các lực lượng trong nhà trường thực hiện kế hoạch phát triển VHNT.
3.2.2.2. Nội dung xây dựng kế hoạch
Muốn xây dựng được kế hoạch văn hóa nhà trường cần phải có sự định hướng kế hoạch với tầm nhìn dài hạn và ngắn hạn, nên các trường cần xác định tiêu chí về sứ mạng, tầm nhìn để định hướng phát triển tồn trường.
Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ và Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT nhà trường lập kế hoạch dài dạn và từng năm, học kỳ. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, hiệu trưởng lập kế hoạch phát triển VHNT, sau đó triển khai đến từng tổ chun mơn trong nhà trường, xin ý kiến đóng góp sau đó điều chỉnh và thống nhất thực hiện. Từng tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động hoặc cũng có thể lồng ghép vào hoạt động của tổ chuyên môn nhưng phải đảm bảo thực hiện kế hoạch phát triển VHNT. Trong kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, các giá trị cốt lõi của VHNT, có phân chia thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện, kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá. Qua đó đề cao trách nhiệm và phát huy năng lực của từng thành viên trong nhà trường trong công tácphát triển VHNT.
Theo khảo sát thực trạng, nhiều trường chưa xác định được kế hoạch chiến lược mục tiêu, giá trị cốt lõi và tầm nhìn, do vậy cần phải có biện pháp chỉ đạo xây dựng mục tiêu, giá trị cốt lõi và tầm nhìn của văn hóa nhà trường
Xác định các tiêu chí về sứ mạng, tầm nhìn để định hướng phát triển tồn trường. Hình thành hệ thống chuẩn mực và các giá trị văn hóa cốt lõi để đội ngũ giáo viên, nhân viên phấn đấu thực hiện. Tăng cường quản lý nề nếp và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trước hết là ở đội ngũ GV và các tổ, khối, nhóm lớp liên quan trực tiếp đến trẻ. Giúp CB, GV, NV thực hành những hành vi và thói quen việc làm có tổ chức, kỷ luật tuân theo quy chế và điều lệ nhà trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng và cơng bố sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường. Thơng tin cần được để ở nơi tất cả giáo viên, nhân viên, khách đến thăm trường và cha mẹ trẻ có thể nhìn thấy hàng ngày.
Xây dựng hệ thống chuẩn mực cho tất cả các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về các lĩnh vực: Giao tiếp ứng xử, dồng phục khi đến trường, nề nếp hoạt động, rèn thói quen, kỹ năng vệ sinh ăn uống cho trẻ.
Xây dựng được tập thể sư phạm nhà trường có tính ổn định cao về tổ chức, đồn kết, thân ái.
Xây dựng được mơi trường sư phạm nhà trường xanh - sạch - đẹp, làm việc có kỷ luật và có hiệu quả
3.2.2.3. Cách tiến hành biện pháp
Nhà trường phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo và thường xuyên nhận sự quan tâm trực tiếp của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. Tăng cường có sự ủng hộ của Chi bộ, Ban chấp hành cơng đồn, Ban chấp hành chi đoàn nhà trường cả về chủ trương và cơ sở vật chất.
Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận chức năng khảo sát, đánh giá về các giá trị cá nhân và các giá trị văn hoá hiện đang tồn tại trong nhà trường…các giá trị văn hoá được mọi người mong muốn; thu thập ý kiến của mọi người để xây dựng kế hoạch.
Dựa trên cơ sở kế hoạch của Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, GV bộ môn, GV chủ nhiệm sẽ xây dựng kế hoạch phát triển VHNT cụ thể và triển khai kế hoạch đến các đối tượng trong trường nghiêm túc thực hiện. Định kì theo kế hoạch có báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch để từ đó kịp thời rút kinh nghiệm và có biện pháp xử lý cũng như khen thưởng kịp thời.
Nhà trường cần hiện cụ thể hoá kế hoạch trong hoạt động trong quá trình xây dựng mục tiêu giáo dục cũng như kế hoạch năm học và quá trình đánh giá kết quả các chỉ tiêu đầu ra của trẻ.
Thực hiện nề nếp ra vào Ịớp, kế hoạch được xây dựng, chương trình, thời khóa biểu. Thực hiện hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch giảng dạy theo tuần, giáo án, sổ GV, sổ công tác (hồ sơ cá nhân), sổ theo dõi sức kho3o trẻ, sổ theo dõi nhóm lớp, lịch báo
giảng...
Tổ chức cho CBGV học tập quán triệt nội dung kế hoạch, những điều được quy định trong KH. Xây dựng nội quy của nhà trường, lấy ý kiến tập thể từ phía GV về việc thực.