9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý VHNT tại các trường mầm non ngồi cơng
mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một
2.5.1. Khách quan
Nội dung VHNT là mới, trừu tượng và chưa có cơ chế cụ thể để chỉ đạo thực hiện mang tính đồng bộ, đầy đủ và mới dừng ở các phong trào phát động như phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động giai đoạn 2008-2013. Hay phong trào “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị” của tỉnh Bình Dương, nhưng vấn đề tổng kết đánh giá cịn sơ sài, chưa có sức lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ.
Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ngoài xã hội hàng ngày, hàng giờ tấn công len lõi vào trong nhà, mọi đối tượng và các mặt hoạt động. Điều đó tác động mạnh đến trẻ, trong và cả sau khi trẻ ra trường.
Sự quan tâm của các lực lượng ngồi xã hội đến văn hóa nhà trường chưa thực sự thường xuyên và sâu sắc, sự phối kết hợp cịn mang tính phong trào và tự phát.
2.5.2. Chủ quan
- Nội dung xây dựng VHNT chưa được cụ thể hóa, kế hoạch đề ra chưa rõ ràng, dẫn đến khi bắt tay vào thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hiệu quả đạt được không cao.
- Nhận thức của CBQL, GV, NV, CMHS nhận diện về VHNT, vai trò VHNT và con đường xây dựng VHNT còn hạn chế, thiếu đầy đủ và chính xác.
- Sự tự giác, nỗ lực, tích cực của mỗi thành viên trong nhà trường chưa được cao. - Mỗi CBQL, GV, CMHS còn chịu tác động quá lớn bởi các yếu tố bên ngoài xã hội.
- Năng lực điều hành của CBQL còn nhiều hạn chế.
Trong hàng loạt các ngun nhân chủ quan, về phía người QLGD, đó là chưa có sự sát sao, kỷ luật nhà trường còn lỏng lẻo, chưa có sự răn đe đủ mạnh và cịn biểu hiện che giấu vì thành tích.
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý VHNT tại các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một
2.6.1. Thành tựu đạt được
Dựa trên kết quả khảo sát ở nhiều nội dung, cùng với những mức độ đánh giá khác nhau ở các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời điểm hiện tại, có thể thấy đa số các đối tượng CBQL, GVCN, HS trong nhà trường đều nhận thức được vấn đề xây dựng VHNT lành mạnh, tích cực sẽ góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp cho đội ngũ CBQL, GV trở nên thân thiện và hợp tác hơn, mọi hoạt động nhà trường trở nên nề nếp, thắt chặt tinh thần đoàn kết,
gắn bó giữa những con người với nhau, đặc biệt là giữa GV với GV, giữa HS với HS, giữa GV với HS, giữa Ban Giám hiệu với GV và ngược lại, giữa nhân viên với nhà trường. Bên cạnh đó, việc xây dựng VHNT trong thời gian qua phần nào đã thúc đẩy sự tự giác, tích cực trong học tập của HS, nâng cao ý thức trách nhiệm giảng dạy trong lực lượngcán bộ GV cũng như thái độ ứng xử của toàn thể cán bộ GV, HS với môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội, trong đó có việc cải thiện văn hóa ứng xử giữa HS với phụ huynh tại gia đình. Thơng qua khảo sát cho thấy đa số cán bộ, GV đều mong muốn nhà trường phát triển một môi trường VHNT lành mạnh để nâng cao chất lượng GD của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Lãnh đạo của các trường MN NCL trên địa bàn đều cho rằng: ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của từng năm học theo kế hoạch của Sở GD&ĐT thì thơng qua các hoạt động, nhà trường cần phải GD, rèn luyện cho các em các kĩ năng sống, ý thức tổ chức, kỷ luật, biết tơn trọng mọi người, có ý thức bảo vệ môi trường, việc phát triển và quản lý xây dựng VHNT theo những chuẩn giá trị tốt đẹp chính là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách học trị cũng như việc giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Bên cạnh đó, cơng tác tổ chức xây dựng VHNT trường MN NCL trên địa bàn thông qua nội dung Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng kế hoạch của công tác xây dựng VHNTđều được đánh giá khá tốt. Đây chính là những ưu điểm và là một trong những thế mạnh để xây dựng VHNT tại địa phương được hiệu quả hơn.
2.6.2. Tồn tại, hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm cịn có những hạn chế nhất định đối với việc xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngồi cơng lập Thành phố Thủ Dầu Một. Chẳng hạn, các CBQL và GV trong các trường MN NCL được khảo sát đều thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng VHNT là tích cực có thể có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng GD, đào tạo trong hệ thống các trường MN NCL trên địa bàn, tuy nhiên còn một bộ phận nhỏ chưa xác định một cách chính xác về các giá trị, vai trị và ý nghĩa cũng như là tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT trong hệ thống các trường MN NCL hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết nhất.Vì vậy vấn đề đặt ra là họ sẽ hình thành, kế thừa và phát huy những giá trị VHNT như thế nào để có thể phát triển VHNT theo hướng quảng bá thương hiệu của nhà trường, tạo nên nét riêng độc đáo của đơn vị mình so với các trường trong thành phố cũng như hệ thống các trường MN NCL trong tỉnh.
Đối với quản lý, lãnh đạo các trường MN NCL trên địa bàn huyện đã triển khai lập kế hoạch chỉ mới đạt ở mức độ trung bình - khá. Việc kiểm tra đánh giá về kết quả
thực hiện VHNT vẫn bị nhầm lẫn với những đánh giá khác như: chất lượng giảng dạy của GV, thành tích học tập của HS, kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường, các đợt kiểm tra theo chuyên đề của Sở GD. Thực chất việc kiểm tra đánh giá kết quả phát triển VHNT chưa kiểm tra được vì chưa có bộ tiêu chí đánh giá.
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế
Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc xây dựng VHNT tại các trường MN NCL, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian qua chưa thật sự đạt được kết quả như mong đợi cũng do nhiều yếu tố, cụ thể sau đây:
Do xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu như hiện nay và khi Việt nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều thời cơ nhưng đồng thời cũng là những thách thức đối với việc xây dựng VHNT tại địa phương, vì mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như vấn đề GD nói riêng, nó làm cho bộ mặt văn hóa của xã hội dần dần bị biến đổi, đạo đức, tư tưởng, nhận thức, lối sống, quan điểm đều xuống cấp, tha hóa, biến chất trong nhiều CBQL, GV và cả trong trẻ em hiện nay. Những biểu hiện thường thấy trong hệ thống các trường MN như: sa vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường; đạo đức nhà giáo có biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu cơng bằng, nghiện game, một bộ phận nhỏ trẻ em cịn hạn chế trong văn hóa giao tiếp; thái độ ứng xử chưa phù hợp tại khu vực cơng cộng và gia đình.
Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lĩnh vực xây dựng VHNT vẫn chưa được chú trọng tăng cường cũng như việc tổ chức không thường xuyên tại các trường MN NCL ở địa phương vẫn còn hạn chế trong đội ngũ cán bộ, GV và trẻ em hiện nay.
Sự chênh lệch vềmức độ đánh giá nhận thức giữa cán bộ GVvà HS cũng có nhiều nguyên nhân nhất định, cụ thể như: Nhận thức của các thành viên trong nhà trường chưa thấm nhuần về việc xây dựng VHNT nên ý thức, văn hóa ứng xử, thái độ ứng xử, tác phong cùng những một số hành vi của CBQL, GV và trẻ em vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, chưa phù hợp với chuẩn mực, đạo đức trong nhà trường. Và việc nhận thức hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn, khơng có biện pháp quản lý phát triển cụ thể dẫn đến thiếu động lực để xây dựng VHNT nên phần nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng GD.
Sự hạn chế trong công tác quản lý xây dựng VHNT cũng như việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá nên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, ngun nhân do trình độ chun mơn đội ngũ CBQL nhà trường còn hạn chế; và thiếu sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các ngành cấp trên đối với việc xây dựng VHNT.
quả học tập, ý thức tổ chức kỷ luật nhà trường chưa tốt, nhiều GV lên lớp chưa quan tâm nhiều đến chất lượng giảng dạy, những dấu hiệu bất thường của HS về tâm trạng lo lắng hay vui buồn, về sức khoẻ hay các biểu hiện tâm lý, mối quan hệ thầy - trị chưa gắn bó mật thiết, những tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội, các luồng văn hóa khơng lành mạnh đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, nhận thức, lối sống, tư duy, suy nghĩ và quan niệm sống của đại bộ phận HS, GV và CBQL ở các trường hiện nay hết sức rõ nét. Đây cũng được coi là những nguyên nhân làm hạn chế đi việc xây dựng VHNT tại các trường MN NCL, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Nội dung chương 2 cho ta thấy khái quát bức tranh dù chưa toàn diện và đầy đủ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Thủ Dầu Một, cũng như quá trình hình thành và phát triển của các trường mầm non ngồi cơng lập trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một. Đồng thời qua đó phần nào cũng cho ta khái qt chung tình hình xây dựng VHNT tại các trường mầm non ngồi cơng lập trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một.
Có thể nhận thấy rằng, công tác quản lý xây dựng VHNT hiện nay của các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một đã được chú ý, đem lại những chuyển biến, tác động tích cực làm nên diện mạo thương hiệu chất lượng và hiệu quả của các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, góp phần tích cực làm nên thành tích của hệ thống giáo dục toàn Thành phố Thủ Dầu Một, của hệ thống GD&ĐT Thành phố Thủ Dầu Một, đóng góp đáng kể sự phát triển KT-XH của toàn Thành phố Thủ Dầu Một cũng như từng địa phương các phường có trường đặt địa điểm.
Bên cạnh những mặt tích cực, ưu điểm đem lại, ta cũng thấy rõ những mặt nhược điểm, thiếu sót cần khắc phục. Qua đó, tác giả đã phân tích và chỉ rõ những mặt mạnh cũng như những hạn chế bất cập về nhận thức của CBQL,GV và PHHS về xây dựng VHNT của các thành viên trong trường. Từ đó làm cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý VHNT ở các trường mầm non ngồi cơng lập TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương lành mạnh, hiệu quả.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGỒI CƠNG LẬP THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH
BÌNH DƯƠNG