Mục tiêu quản lí, nguyên tắc quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Phương tiện giáo dục ở các trường mầm non trước bối cảnh đổi mới giáo dục

1.4.1. Mục tiêu quản lí, nguyên tắc quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm

Mỗi loại PTGD đặc biệt là phương tiện nhe nhìn (máy móc, thiết bị, phần mềm) đều có hướng dẫn sử dụng riêng, cần tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng và không sử dụng vượt quá tần suất, cường độ cho phép. Sử dụng, bảo quản PTGD không đúng cách ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng PTGD. Do vậy việc bảo quản PTGD chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất cần thiết. PTGD cần được bố trí hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật, dễ tìm thấy; kịp thời phát hiện và sữa chữa hư hỏng; có phương án phòng ngừa thiên tai, hỏa hoạn, mối mọt,…; nhà trường cần vệ sinh, bảo trì thường xuyên và định kỳ. PTGD được bảo quản tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng tuổi thọ của PTGD, tiết kiệm được ngân sách của nhà trường.

1.4. Quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

1.4.1. Mục tiêu quản lí, nguyên tắc quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non trường mầm non

1.4.1.1. Mục tiêu quản lí phương tiện giáo dục ở trường mầm non

Mục tiêu quản lí phương tiện giáo dục ở trường mầm non, người quản lý cần tập trung vào các mục tiêu sau:

- Xây dựng hệ thống PTGD đáp ứng các yêu cầu cho dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Sử dụng PTGD đạt hiệu quả cao, huy động tối đa cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ công tác giáo dục trong nhà trường để đạt được các mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

- Quản lí tốt PTGD nhà trường là bảo quản hệ thống CSVC, kĩ thuật theo đúng các quy định của Nhà nước. Đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa đòi hỏi về chất lượng giáo dục với những điều kiện cần thiết cho việc hiện thực hóa những địi hỏi đó [ 24, tr.25].

1.4.1.2. Nguyên tắc quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

Quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của quản lý PTGD

Việc sử dụng bất kỳ PTGD nào cũng phải xác định được mục đích của PTGD đó theo chương trình giáo dục. Nếu PTGD khơng có nhiệm vụ rõ ràng đối với bài học và khơng phù hợp với chương trình giáo dục thì khơng nên sử dụng

vì sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm.

Quản lý PTGD là một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà trường. Quản lý PTGD nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường.

b) Nguyên tắc bảo đảm tính hành chính và chun mơn trong quản lý PTGD

Quản lý PTGD phải đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hài hịa giữa cơng tác quản lý hành chính và chun mơn. Kế hoạch và nội dung quản lý chuyên môn phải đồng bộ và phù hợp với quản lý hành chính. Đồng thời, kế hoạch và nội dung quản lý hành chính phải phục vụ tốt nhất cho hoạt động đào tạo. Việc trang bị, sử dụng, tu bổ và bảo quản PTGD phải tuân thủ các thủ tục quản lý hành chính.

c) Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn trong quản lý PTGD

Nguyên tắc này đòi hỏi việc trang bị, sử dụng PTGD phải xuất phát từ yêu cầu của nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

Các điều kiện nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) phải được bố trí tối ưu sao cho việc trang bị, sử dụng, tu bổ và bảo quản PTGD đạt hiệu quả cao nhất.

d) Nguyên tắc bảo đảm đầy đủ và đồng bộ trong quản lý PTGD

Quản lý PTGD phải hướng đến yêu cầu bảo đảm PTGD của nhà trường ngày càng đầy đủ, đồng bộ về số lượng, chủng loại. Việc trang bị đầy đủ và đồng bộ PTGD còn thể hiện yêu cầu đồng bộ với phương thức tổ chức dạy học; giữa chương trình, với điều kiện sử dụng, tu bổ bảo quản và giữa các PTGD với nhau.

e) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý PTGD

Quản lý PTGD phải bảo đảm thực hiện tốt nội dung, chương trình và PPDH; PTGD được trang bị phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, có chất lượng tốt và vận hành thông suốt; Việc sử dụng PTGD phải đúng quy trình, tính năng tác dụng và đúng mục đích; Việc bảo quản PTGD phải thường xuyên, đúng phương pháp và tu bổ, bổ sung kịp thời PTGD cần thiết để phục vụ đào tạo.

g) Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý

Việc tuân thủ chu trình quản lý sẽ giúp cho hoạt động quản lý của nhà trường đạt được mục tiêu và hiệu quả cao. Chu trình quản lý gồm tuần tự các khâu: kế hoạch hóa; tổ chức thực hiện (dự toán, mua sắm, cung cấp, nghiệm thu;

sử dụng, tu bổ, bảo quản); đồng thời phải thường xuyên kiểm tra - đánh giá để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp nhằm bảo đảm công tác quản lý PTGD đạt được mục tiêu quản lý đề ra [24, tr.25].

1.4.2. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lí phương tiện giáo dục ở các trường mầm non

Điều 25. Quản lý tài sản, tài chính, tài liệu tại Thông tư 52/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ Trường mầm non, Hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường được giao quản lý tài sản (trong đó có PTGD/PTDH), có các quyền và nghĩa vụ trong công tác quản lý như sau:

1.4.2.1. Quyền hạn của Hiệu trưởng trong quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng PTGD, yêu cầu mọi thành viên nêu cao ý thức, trách nhiệm sử dụng, bảo quản hiệu quả tài sản nhà trường.

- Xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng PTGD nếu có theo quy định của pháp luật.

1.4.2.2. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

Theo Điều 25, Quản lý tài sản, tài chính, tài liệu Thơng tư 52/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ Trường mầm non, quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng:

- Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng PTGD theo thẩm quyền.

- Chấp hành các quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đảm bảo sử dụng PTGD đúng mục đích, chế độ và hiệu quả, tiết kiệm. Mọi thành viên trong nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường, nhà trẻ.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

- Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường, nhà trẻ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo [4].

1.4.3. Tầm quan trọng của cơng tác quản lí phương tiện giáo dục ở các trường mầm non

Cơng tác quản lí phương tiện giáo dục ở các trường mầm non có tầm quan trọng rất lớn, vì nếu khơng quản lý tốt các PTGD, tức là thiếu tính kế hoạch hóa PTGD, cơng tác chỉ đạo đội ngũ GV khai thác, sử dụng PTGD vào việc thực hiện chương trình GDMN bị hạn chế, dẫn đến chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ MN hiệu quả thấp.

Nhận thức về tầm quan trọng của từng nội dung đối với công tác quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non cụ thể là nhận thức về:

- Lập kế hoạch dự toán xây dựng, trang bị, bảo quản, sửa chữa PTGD của nhà trường.

- Lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng PTGD. - Việc xây dựng, bảo quản, sửa chữa PTGD.

- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý PTGD.

1.4.4. Nội dung quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

1.4.4.1. Chức năng quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

Mọi hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non nói riêng đều phải tuân thủ các chức năng của quản lý: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá.

a) Lập kế hoạch quản lý phương tiện giáo dục

Các căn cứ để lập kế hoạch:

- Yêu cầu cụ thể về PTGD của nội dung, chương trình của từng mơn học, từng ngành đào tạo;

- Thực trạng phương tiện dạy học đã có và các nguồn sẽ được trang bị, cung cấp;

- Thực trạng các nguồn kinh phí được bổ sung từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp dành cho việc đầu tư phương tiện giáo dục;

- Thực trạng đầu tư mua sắm, khai thác sử dụng và bảo quản sửa chữa PTGD trong nhà trường;

- Các văn bản quy định, hướng dẫn của nhà nước và của các Bộ, ngành liên quan về công tác quản lý PTGD trong nhà trường.

hoạch thực hiện phù hợp với các nguồn lực, điều kiện của nhà trường sao cho đảm bảo quy trình, thời gian đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình triển khai kế hoạch, đồng thời xây dựng các quy định cụ thể liên quan đến các công tác quản lý PTGD nhằm đảm bảo thực hiện hoạt động quản lý đạt được mục tiêu ban đầu. Cụ thể, bao gồm các kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị, khai thác sử dụng, kế hoạch bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, thanh lý PTGD.

b) Tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý phương tiện giáo dục

- Đây là quá trình triển khai các kế hoạch đã được xây dựng, hoạt động này được tiến hành bằng cách sắp xếp, bố trí các nguồn lực; phân cơng, bố trí cơng việc, quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận quản lý; phối hợp các nguồn lực và các bộ phận sao cho đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ đã đề ra và đạt được hiệu quả tối ưu.

- Để thực hiện được kế hoạch đã vạch ra và đảm bảo cho quá trình thực hiện đạt được mục tiêu, công tác chỉ đạo thực sự là không thể thiếu trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình. Chỉ đạo là quá trình điều khiển, dẫn dắt, tác động và gây ảnh hưởng tích cực đến các bộ phận, các thành viên trong tổ chức thực hiện kế hoạch theo sự phân công để từng bước đi đến mục tiêu. Các nhà quản lý phải truyền đạt và giải thích rõ các mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cho từng thành viên và bộ phận, đồng thời phải tổ chức, tập hợp, liên kết, động viên họ thực hiện kế hoạch và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Nhân sự trong quản lý PTGD bao gồm:

+ Nhân sự để thực hiện việc mua sắm PTGD gồm có: nhân viên Hành chính - Tài chính - Kế tốn, cán bộ phụ trách quản lý PTGD, nhân viên thư viện và một số giáo viên;

+ Nhân sự thực hiện việc khai thác, sử dụng PTGD do Phó Hiệu trưởng chun mơn phụ trách cùng với các nhân viên thư viện, nhân viên phụ trách PTGD, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên.

+ Nhân sự thực hiện việc bảo quản PTGD: thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý chuyên môn và bộ phận quản lý hành chính - quản trị, vì việc sử dụng các PTGD được thực hiện theo kế hoạch của hoạt động chuyên môn, nhưng phải tuân thủ các quy định về quản lý hành chính trong việc sử dụng, bảo quản PTGD của nhà trường.

Đây được xem là một khâu quan trọng, vì nó giúp nhà quản lý xác định được hệ thống quản lý của mình đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể là để phát hiện các sai sót, lệch lạc, kịp thời đưa ra các phương án giải quyết những vấn đề phát sinh trong q trình thực hiện. Bên cạnh đó cơng tác kiểm tra cịn giúp cho nhà quản lý xác nhận kết quả, động viên, khích lệ người thực hiện nhiệm vụ một cách kịp thời. Vì vậy, cơng tác kiểm tra địi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức. Tất cả các điều trên đều nhằm làm cho hoạt động quản lý đạt được mục tiêu một cách tốt nhất.

- Kiểm tra công tác quản lý PTGD, bao gồm:

+ Kiểm tra việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho việc mua sắm, trang bị PTGD; kiểm tra tính đồng bộ và chất lượng của PTGD được mua sắm.

+ Kiểm tra việc sử dụng PTGD được tiến hành qua kiểm tra giờ dạy của giáo trên lớp, qua hồ sơ theo dõi, quản lý của GV/NV phụ trách PTGD.

+ Kiểm tra việc sắp xếp bảo quản, sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị của cán bộ phụ trách PTGD.

+ Kiểm tra hồ sơ theo dõi, nhập xuất, tình trạng hư hỏng PTGD trong quá trình sử dụng để đề xuất hướng xử lý và thanh lý nếu cần thiết.

1.4.4.2. Nội dung quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

Nội dung quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non, người hiệu trưởng dựa vào các nội dung quản lý CSVC giáo dục, đó là:

- Xây dựng ban đầu và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hồn chỉnh PTGD cho việc giáo dục trẻ; tạo ra tồn bộ mơi trường vật chất mang tính sư phạm, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục; các điều kiện về vệ sinh sức khỏe, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mĩ, làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo dục. Bố trí hợp lí PTGD trong nhà trường, trong lớp học, trong các loại phòng chức năng, sân chơi,…

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các PTGD trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.

- Duy trì, bảo quản và hạch tốn kế toán PTGD của nhà trường theo đúng các u cầu của cơng tác quản lí CSVC. Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì PTGD của nhà trường.

- Kiểm kê, thanh lý PTGD theo đúng quy định về quản lý CSVC [ 24, tr.30].

Tác giả luận văn, vận dụng các chức năng quản lý đã đề cập ở trên vào quản lý các nội dung quản lý:

a) Quản lý việc lập kế hoạch mua sắm và trang bị phương tiện giáo dục

Công tác quản lý xây dựng kế hoạch mua sắm và trang bị PTGD cần được triển khai theo các căn cứ, trình tự và nội dung sau:

- Bảo đảm thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn của nhà nước và của các Bộ, ngành liên quan về công tác quản lý mua sắm và trang bị PTGD trong nhà trường MN.

- Thành lập Ban kiểm kê của trường để tiến hành kiểm kê định kỳ hàng năm theo quy định nhằm thống kê chính xác về số lượng, chất lượng PTGD hiện có, xác định sự thừa thiếu PTGD so với nhu cầu, đồng thời đánh giá được tình hình bảo quản, sử dụng, hiệu quả khai thác PTGD trong toàn trường.

- Các viên chức, bộ phận chức năng phụ trách PTGD căn cứ vào hiện trạng kiểm kê để lập kế hoạch đầu tư trang bị, mua sắm PTGD bổ sung, đối chiếu với danh mục PTGD đáp ứng yêu cầu của nhà trường, danh mục PTGD của các phòng học trang bị CNTT, thư viện… để xác định cụ thể số lượng PTGD, các thông số kỹ thuật, nước sản xuất theo hướng “đầy đủ, đồng bộ, chuẩn hóa, hiện đại hóa”.

- Lập dự tốn kinh phí từ các nguồn vốn được huy động cho mua sắm PTGD, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình kinh phí các nguồn có thể huy động được.

- Quản lý trình tự, thủ tục mua sắm theo đúng các nguyên tắc, quy định của nhà nước, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, thời gian cung ứng và trách nhiệm bảo

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)