9. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch mua sắm và trang bị phương tiện giáo dục
giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Xét theo mức độ phân cấp trong QL cho các trường MN và để đánh giá khách quan thực trạng xây dựng kế hoạch mua sắm và trang bị phương tiện giáo
dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau hiện nay, tác giả đã
điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch mua sắm và trang bị phương tiện giáo dục Nội dung Yếu Trung bình Khá Tốt X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % Lập kế hoạch mua sắm, trang bị PTGD 0 00 49 34,0 52 35,6 44 30,4 2,96 2 Tổ chức mua sắm, trang bị PTGD 0 00 57 39,1 44 30,4 44 30,4 2,91 3 Chỉ đạo thực hiện việc mua sắm, trang bị PTGD 0 00 44 30,4 44 30,4 57 39,2 3,10 1
Kiểm tra, đánh giá
việc mua sắm,
trang bị PTGD
0 00 60 41,4 60 41,4 25 17,2 2,69 4
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 cho thấy:
Công tác quản lý việc mua sắm, trang bị PTGD ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đạt ở mức khá (X = 2,90) với tất cả 4 nội dung quản lý. Nội dung đạt mức cao nhất là nội dung Chỉ đạo thực hiện việc mua sắm, trang bị PTGD có giá trị trung bình X= 3,10 và thấp nhất là nội dung Kiểm tra đánh giá việc mua sắm, trang bị PTGD có giá trị trung bình X=2,69.
Lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận chức năng, cá nhân lập kế hoạch mua sắm PTGD, đồng thời tổ chức thực hiện công tác này một cách khá đầy đủ, hợp lý, đúng quy trình, quy chế hiện hành của UBND tỉnh, Sở Tài chính, hướng dẫn của Phòng GD& ĐT huyện về việc mua sắm, trang bị PTGD một cách kịp thời đáp ứng nhu cầu giáo dục.
Mặc khác, quá trình đánh giá, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý này cũng luôn được Lãnh đạo nhà trường quan tâm và thực hiện cũng đạt mức khá.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến khảo sát cho rằng cơng tác quản lý hoạt động này vẫn cịn ở mức trung bình, ngun nhân chủ yếu là do ở một số tổ chuyên mơn chưa có đề nghị kế hoạch mua sắm, trang bị phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển nhà trường. Mặt khác, nguồn kinh phí dành cho mua sắm chủ yếu từ ngân sách Nhà nước nên còn hạn hẹp, nguồn thu của trường không nhiều.
Bằng phương pháp phỏng vấn ở câu hỏi số 1- phụ lục 2, kết quả cho thấy: khoảng 85% ý kiến được phỏng vấn cho rằng: Kết quả của hoạt động này của Hiệu trưởng nhà trường khá tương đồng trong đánh giá bằng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
Để công tác quản lý trang bị, mua sắm PTGD được hiệu quả, Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa, chỉ đạo và có chế tài cụ thể, rõ ràng để các bộ phận thực hiện đạt hiệu quả.