9. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Từ đó có những biện pháp cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
2.1.2. Đối tượng khảo sát, địa bàn khảo sát
- Cán bộ quản lý ( Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) và Giáo viên của 6 trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Số lượng: Tổng số 145. Gồm:
+ CBQL (Hiệu trưởng, P.hiệu trưởng và tổ chuyên môn): 30. + Giáo viên: 115.
- Các trường khảo sát: 6/16 trường mầm non, Gồm: trường Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Hướng Dương, Mầm non Hoa Phượng, Mầm non Họa My, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Bình Minh.
Bảng 2.1. Danh sách các trường mầm non khảo sát
STT Tên trường HT, PHT TTCM Số GV
1 Mầm non Hoa Sen 03 02 25
2 Mầm non Hoa Hướng Dương 03 02 18
3 Mầm non Hoa Phượng 03 02 22
4 Mầm non Hoa Hồng 03 02 16
5 Mầm non Họa My 03 02 19
6 Mầm non Bình Minh 03 02 15
2.1.3. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung váo 3 vấn đề sau:
- Thực trạng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Thực trạng quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
- Với đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để điều tra về thực trạng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau và thực trạng quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Sử dụng phương pháp Phỏng vấn sâu một số CBQL,GV về thực trạng của vấn đề nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
- Sử dụng Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo các bản báo cáo tổng kết năm học của Sở GD &ĐT, Phòng GD &ĐT và các trường, kế hoạch năm học của trường, ngành và một số báo cáo hội thảo về công tác quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
2.1.5. Xử lý kết quả khảo sát
* Xử lý Phiếu hỏi ý kiến:
Các Phiếu hỏi ý kiến thu về được lọc bỏ những phiếu khơng có giá trị (trả lời không đầy đủ các câu hỏi, có các phương án trả lời hoàn toàn giống nhau, trùng hồn tồn với các phiếu khác). Thơng tin thu thập từ các phiếu được nhập và xử lý cụ thể như sau:
- Số phiếu thu về: 145/145.
- Tính số lương, %, giá trị trung bình (x) và xếp thứ bậc.
Đối với các câu hỏi có 4 lựa chọn nhận các giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với các mức độ từ thấp đến cao.
Bảng 2.2. Thang đánh giá các nội dung theo giá trị trung bình
Nội dung
Giá trị trung bình (x)
1,00-1,75 1,76 - 2,50 2,51 – 3,25 3,26 - 4,00
Tần suất Không sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên
Rất thường xuyên
Mức độ quan trọng
Khơng quan
trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
Mức độ đạt về số lượng, chất lượng
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Mức độ hiệu
quả Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả
Mức độ thực
hiện Yếu Trung bình Khá Tốt
Mức độ ảnh
hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng
Ảnh hưởng nhiều
Dựa trên các kết quả xử lý từ phần mềm SPSS, tác giả phân tích để làm rõ các nội dung điều tra.
* Xử lý kết quả phỏng vấn:
Kết quả phỏng vấn được tác giả phân tích, tổng hợp và so sánh với kết quả thu được từ Phiếu hỏi ý kiến ( xem phụ lục).