8. Cấu trúc luận văn luận văn
2.2. Khái quát về kinh tế xã hội, Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
2.2.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Được sự quan tâm, chỉ đạo của chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển GD&ĐT, các cấp, các ngành, các địa phương nỗ lực vượt qua khó khăn và thực hiện tốt công tác phát triển GD&ĐT của địa phương, tiếp tục thực hiện việc đổi mới công tác QLGD, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học, đánh giá kết quả giáo dục đúng quy định và thực chất, kết quả các mặt giáo dục có tiến bộ. Đội ngũ CBQL và GV cơ bản đảm bảo về số lượng, cơ cấu và chất lượng, cơ sở vật chất trường lớp.
Đơn vị hành của huyện: Có 1 Thị trấn và 10 xã như hiện nay gồm: các xã Sa Nhơn, Sa Sơn, Sa Bình, Sa Nghĩa, Ya Xiêr, Ya Tăng, Ya Ly, Hơ Mong, Rời Kơi, Mơ Rai. Mỗi xã đều có 3 bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên đáng kể; quy mô, mạng lưới trường, lớp được sắp xếp tinh gọn, đồng bộ, phù hợp với điều kiện của huyện. Số lượng học sinh khá, giỏi và đạt thành tích cao ở các cấp tăng mạnh. Kếtquả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì và nâng cao chất lượng. Trẻ em trong độ tuổi đến lớp ngày càng tăng, đạt 99,68% (vượt 1,68% Kế hoạch). Cơ sở vật chất trường, lớp học, trang thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm. Tồn huyện có 21 trường đủ điều kiện cơng nhận đạt chuẩn quốc gia (vượt 19% Kế hoạch). Trường trọng điểm chất lượng cao đi vào hoạt động, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục chung của huyện. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đến nay có 100% giáo viên đạt chuẩn, 90% trên chuẩn (vượt 5,7% so Kế hoạch). Công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục chuyển biến tốt, đã phát triển được 02 trường mầm non
ngồi cơng lập và đang triển khai tự chủ tài chính một số trường cơng lập đảm bảo điều kiện.
Đào tạo nghề, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng giáo dục phổ thônggắn với giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ được chú trọng, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 48% (đạt 104%); bình quân hằng năm đã tạo việc làm cho hơn 300 lao động, tỷ lệ giải quyết việc làm đạt 178%.
Năm học 2020-2021 tồn huyện có 34 trường học, với 378 lớp, gần 7.400 học sinh của cả 3 bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Tồn huyện cũng có tổng số 830 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Theo số liệu của Phòng Giáo dục, năm học 2020-2021, toàn huyện Sa Thầy có: 49 trường trực thuộc Huyện; tổng số 13.843 học sinh, trong đó 8.948 học sinh DTTS.
+ Mầm non: 16 trường, bao gồm 177 lớp, với 4.036 học sinh (2.585 hs DTTS) + Tiểu học: 18 trường, bao gồm 254 lớp, với 6.111 học sinh (4.083 hs DTTS) + THCS: 15 trường, bao gồm 127 lớp, với 3.696 học sinh (2.280 hs DTTS)