8. Cấu trúc luận văn luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong các biện pháp Quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng như đã trình bày trên, mỗi biện pháp đều có vị trí quan trọng, vai trò nhất định tác động vào hoạt động quản lý, những yếu tố đó cấu thành để tăng cường hoạt động trong quản lý TBDH của nhà trường nhằm nâng chất lượng quản lý TBDH của nhà trường THCS.
Tất cả các biện pháp trên không tách rời nhau mà thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia và ngược lại. Chẳng hạn như nếu cán bộ, giáo viên nhà trường nhận thức đầy đủ về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì cán bộ quản lý của nhà trường chuyển qua biện pháp tiếp theo là Xây dựng kế hoạch, quy chế sử dụng, bảo quản và tăng cường kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học. Khi đã xây dựng được kế hoạch, quy chế sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học đồng thời đội ngũ giáo viên đã có kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học thì chuyển qua biện pháp tiếp theo là phải Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ chuyên trách thiết bị trường học để cán bộ này có năng lực trong việc quản lý, chuẩn bị thiết bị dạy học cho các tiết học; quản lý việc mượn, trả thiết bị. Để việc quản lý thiết bị dạy học của nhân vên chuyên trách được thuận lợi, khoa học, hiệu quả hơn thì cần Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH. Khi đã thực hiện được cả bốn biện pháp trên, để kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy việc sử dụng thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học khi thực hiện thì phải Tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường. Cả năm giải pháp khi thực hiện thì phải có những văn bản, quy chế quy định rõ ràng cho từng giải pháp.
Trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng biện pháp trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường với từng thời điểm thích hợp, sử dụng một cách linh hoạt,
sáng tạo, tránh dập khn, máy móc. Từ đó cán bộ quản lý nhà trường cần nhìn nhận sự vận động phát triển của nhà trường trong mối liên hệ biện chứng để vận dụng các biện pháp trên phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể mới mang lại hiệu quả cao trong quản lý, chỉ đạo thành công việc Quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Mối liên hệ của các biện pháp trên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ của các biện pháp
Chú thích:
- Biện pháp nâng cao nhận thức (Biện pháp 1): Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học
- Biện pháp xây dựng kế hoạch, quy chế (Biện pháp 2): Xây dựng kế hoạch, quy chế sử dụng, bảo quản và tăng cường kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học
Biện pháp hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế Biện pháp nâng cao nhận thức
Biện pháp xây dựng kế hoạch, quy chế
Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn
Biện pháp tăng cường UD CNTT trong QL TBDH
Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
- Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn (Biện pháp 3): Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ chuyên trách thiết bị trường học.
- Biện pháp tăng cường UD CNTT trong QL TBDH (Biện pháp 4): Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH
- Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá (Biện pháp 5): Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường
- Biện pháp hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế (Biện pháp 6): Biện pháp hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế Quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.