Đánh giá chung thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện sa thầy tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 68 - 71)

8. Cấu trúc luận văn luận văn

2.5. Đánh giá chung thực trạng

2.5.1. Mặt mạnh

- Hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Sa Thầy đã được đầu tư trang bị đảm bảo yêu cầu về TBDH tối thiểu theo của Bộ GD&ĐT. Về nhận thức của CBQL, GV đều có nhận thức đúng đắn về vại trị của TBDH đối với q trình dạy học.

- Các trường đã chú ý, quan tâm đến việc tự làm TBDH, tăng cường xây dựng nguồn tư liệu dạy học nhằm bổ sung cho nguồn TBDH được trang bị dần đáp ứng nhu cầu sử dụng đối với giáo viên.

- Việc sử dụng TBDH hiện có của các nhà trường dần được đưa vào nề nếp và tăng cường việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn TBDH truyền thống, hiện đại.

- Các trường đã có sự quan tâm đến công tác quản lý TBDH, huy động được nhiều đối tượng cùng tham gia công tác này, ngày càng chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch, có quyết định đúng đắn và kịp thời trong việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH.

2.5.2. Mặt yếu

- Công tác tuyên truyền của nhà trường về quản lý và sử dụng TBDH còn hạn chế, chưa thật sự đi vào chiều sâu, cịn mang tính hình thức.

- Một số thiết bị dạy học hiện nay còn thiếu, chất lượng chưa tốt, chưa đồng bộ với sách giáo khoa, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng đối với giáo viên.

- Một số giáo viên chưa thật sự nêu cao nhận thức về vai trò của TBDH và QLTBDH đối với bản thân cũng như với các đối tượng khác. Sự am hiểu, kĩ năng sử dụng các loại thiết bị dạy học của một số cán bộ quản lý còn hạn chế đặc biệt là đối với những loại thiết bị dạy học hiện đại.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho TBDH cịn hạn hẹp chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách do Phịng GD&ĐT cấp kinh phí giành cho việc đầu tư TBDH trong các nhà

trường cịn ít. Việc huy động xã hội hóa giáo dục cho việc trang bị TBDH ở các nhà trường chưa được quan tâm.

- Việc quản lý thiết bị dạy học hầu hết tại các nhà trường chưa thật sự đạt hiệu quả, chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra chưa thường xuyên, thiếu kiểm tra dẫn đến việc quản lý TBDH mới chỉ quan tâm đến số lượng thiết bị được trang bị, số lượt các tiết thực hành, số lượt mượn mà chưa quan tâm đến chất lượng, hiệu quả trang bị, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.

- Quá trình dạy học tại các cơ sở giáo dục hiện nay TBDH được đầu tư song không phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ giáo viên hoặc sử dụng theo kiểu đối phó của giáo viên gây lãng phí TBDH.

- Các giờ thực hành, thí nghiệm trong chương trình phổ thơng q ít cũng khiến cho việc sử dụng các TBDH không được thường xuyên, việc mua sắm bổ sung, thay thế các TBDH vẫn cịn gặp khó khăn…

2.5.3. Nguyên nhân

- Các cấp chưa quan tâm đúng mực đến công tác khai thác và sử dụngTBDH, chưa thấy hết vị trí, vai trị của TBDH trong q trình dạy học.

- Mạng lưới cán bộ phụ trách công tác TBDH chưa được coi trọng, chính vì vậy mà việc tổ chức, chỉ đạo cơng tác TBDH cịn hạn chế, chưa cụ thể, chưa thay đổi kịp với tình hình. Hoạt động về cơng tác TBDH ở các cấp cịn mờ nhạt, nhiều trường THCS chưa có nhân viên phụ trách TBDH đúng chun mơn đào tạo.

- Chưa quan tâm đến công tác kế hoạch ở các lĩnh vực, đặc biệt là kế hoạch xây dựng, đầu tư, bổ sung TBDH.

Việc cung cấp thiết bị thiếu định hướng, chưa phù hợp với nhu cầu thiết thực của hoạt động dạy học.

- Đầu tư tài chính cho thiết bị cịn hạn chế, chi phí cho TBDH hàng năm tại các trường THCS khoảng dưới 2% tổng ngân sách trường. Chỉ đạo đầu tư chưa đồng bộ, chưa lường hết các liên quan ràng buộc kéo theo: Có thiết bị này thì phải có thiết bị khác bổ trợ, phịng ốc, nhà xưởng …

- Do tình hình đội ngũ nên việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn về công tác bảo quản cho cán bộ (GV) phụ trách TBDH chưa đạt được hiệu quả.

- Năng lực sử dụng TBDH của một bộ phận không nhỏ GV bộ môn dẫn đến hiệu quả sử dụng TBDH chưa cao…

có thiết bị rồi nhưng chưa biết sử dụng và lại càng ngại sử dụng.

- Ngồi ra một ảnh hưởng khơng kém phần quan trọng đó là một bộ phận giáo viên khơng mấy thiết tha với nghề, tham gia kinh doanh... nên thời gian cho việc điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập nâng cao trình độ chưa được đầu tư. Vì vậy việc sử dụng TBDH hiệu quả sẽ thấp, cá biệt không sử dụng TBDH.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 chúng tơi đã trình bày khái qt tình hình kinh tế, xã hội, văn hố, giáo dục của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tình hình giáo dục của các trường THCS trong những năm gần đây đồng thời chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng TBDH, thực trang sử dụng, bảo quản, mua sắm và quản lý TBDH tại trường THCS huyện Sa Thầy. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy:

Các nhà trường đã cố gắng nỗ lực nhiều trong quản lý TBDH ở những năm gần đây, công tác quản lý TBDH đã đạt được một số thành công nhất định.

Tuy nhiên trên thực tế quản lý TBDH chưa thật sự trở thành nhiệm vụ chung của mọi thành viên trong nhà trường. Công tác Quản lý TBDH chưa thực hiện tốt theo quy trình quản lý: Việc xây dựng kế hoạch cịn đơn giản, sơ sài, chưa có kế hoạch dài hạn; chưa đôn đốc thực hiện và đặc biệt khâu kiểm tra chưa được quan tâm. Hiệu trưởng các nhà trường chưa phát huy, cố gắng hết sức trong công tác quản lý TBDH.

Từ những thực trạng nêu trên, chúng tôi đưa ra một số biện pháp QL TBDH cho các trường THCS huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện sa thầy tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)