8. Cấu trúc luận văn luận văn
2.3. Thực trạng thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum
2.3.2. Thực trạng về mua sắm, trang bị TBDH tại các trường THCS huyện Sa
Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
2.3.2.1. Về thực trạng thiết bị phục vụ dạy học
Từ năm học 2018-2020 các trường đã được Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT mua sắm bổ sung thêm nhiều TBDH theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và TBDH hiện đại thêm cho các trường THCS, tuy nhiên cho đến nay các trường THCS vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ giảng dạy.
Từ năm học 2018-2020, các trường được tự chủ việc trang bị TBDH theo nguồn ngân sách chi thường xuyên và các nguồn khác tuỳ theo điều kiện của nhà trường như học phí, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của trường. Các trường đã tích cực huy động mọi nguồn lực để xây dựng CSVC, TBDH nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, vì kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị rất lớn, trong khi nguồn kinh phí ngân sách các trường được cấp còn hạn chế, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6. Kết quả thống kê thiết bị dạy học hiện có ở các trường THCS Stt Tên thiết bị Trường THCS Má y tính (bộ) Máy chiếu (bộ) Máy cassett (cái) Máy photo
copy (cái) Tivi (cái) Phòng học đa
năng Phòng đa năn g (phòng) Phòng học bộ mơn (phịng) Thiết bị khác 1 Nguyễn TấtThành 20 2 04 1 5 0 2 0
2 Lê Qúy Đôn 20 1 1 1 3 0 1 0
3 Nguyễn Trãi 22 1 1 1 2 0 1 0 4 Nguyễn Huệ 25 1 1 1 2 0 0 0 5 Phan ĐìnhPhùng 15 1 1 1 3 0 1 0 6 Võ Nguyên Giáp 15 1 1 1 2 0 0 0 7 Ya Xiêr 25 1 1 1 1 0 1 0 8 Ya Tăng 13 1 1 1 1 0 0 0 10 Sa Nhơn 20 1 1 1 1 0 1 0 11 Sa Sơn 25 1 1 1 1 0 1 0 12 Hai Ba Trưng 20 1 1 1 1 0 1 0 13 Sa Nghĩa 15 1 1 1 1 0 1 0 14 Chu Văn An 23 1 1 1 1 0 0 0 15 Ya Ly 19 1 1 1 1 0 0 0 Tổng cộng 277 16 18 15 25 0 10 0
Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Sa Thầy
Qua bảng số liệu thống kê về TBDH do Phòng GD&ĐT huyện Sa Thầy cung cấp tại các trường THCS trên địa bàn huyện Sa Thầy, các trường đã được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT trang bị TBDH theo danh mục quy định của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên cho đến nay hầu như các trường THCS trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum đều chưa có đủ số loại TBDH theo quy định.
2.3.2.2. Thực trạng về trang bị thiết bị dạy học được cấp
Việc điều tra thực trạng trang bị TBDH được cấp đã được tác giả tiến hành đối với CBQL và GV, nhân viên về nội dung trang bị số lượng và mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng TBDH trong các nhà trường.
a. Về số lượng
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng máy tính kết nối mạng internet, số máy chiếu là tương đối đầy đủ, tương đối đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như học tập. Các trường đã chú trọng tập trung vào việc đầu tư, mua sắm, khai thác phần mềm phục vụ quản lý như: VMIS; PMIS; kế tốn; sổ điểm điện tử; xếp thời khóa biểu. Các trường đang chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong quản lý và dạy học.
Theo kết quả lấy ý kiến của CBQL và GV, nhân viên về mức độ trang bị số lượng TBDH hiện nay trong các nhà trường đều nhận thức rằng hiện nay tại các trường việc trang bị TBDH chưa đảm bảo về số lượng từng loại theo đúng quy định về TBDH của Bộ GD&ĐT.
b. Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng
Đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng TBDH thống nhất về mức đánh giá chung đều cho rằng mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung đạt mức độ bình thường, qua khảo sát THDH dùng chung đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhiều nhất, mơ hình đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất. Qua đánh giá của CBQL, GV và nhân viên thì hố mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng dụng cụ, hố chất ít do nhiều tiết thực hành thực hiện không thành công, một số giáo viên chuyển thực hành thực tế thành các tiết thí nghiệm ảo hoặc dạy bằng tư liệu điện tử.
Theo đánh giá chung của CBQL, GV, nhân viên thì các loại TBDH đáp ứng nhu cầu sử dụng theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: TBDH dùng chung, hoá chất, băng đĩa, tranh ảnh, dụng cụ, phần mềm, mơ hình. Điều này cho thấy trong thực tế hiện nay xu hướng sử dụng các loại TBDH hiện đại ngày càng được tăng lên, GV ngày càng chú trọng đến việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy, GV đã kết hợp được việc sử dụng các TBDH truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng mới chỉ dừng ở mức độ trung bình liên quan chặt chẽ đến số lượng, chất lượng và tính đồng bộ của TBDH.
2.3.2.3. Thực trạng về việc tái trang bị thiết bị dạy học
Việc tái trang bị ở các trường chủ yếu từ mua bổ sung TBDH hàng năm, sửa chữa các TBDH bị hư hỏng, tự làm TBDH. Theo phỏng vấn CBQL các trường thì việc tái trang bị chủ yếu là mua bổ sung TBDH và tự làm TBDH, còn việc sửa chữa các TBDH đã hư hỏng ít được quan tâm do trình độ, hiểu biết về TBDH của nhân viên thiết bị, giáo viên bộ mơn cịn hạn chế.
Việc mua bổ sung thêm các loại TBDH theo danh mục sẽ góp phần ổn định về số lượng TBDH nhưng để đảm bảo về chất lượng và tính đồng bộ của TBDH thì
việc GV, HS tự làm TBDH theo nhu cầu sử dụng có ý nghĩa rất lớn giúp khắc phục được phần nào hạn chế hiện tại về TBDH của nhà trường.
Qua khảo sát, điều tra hiện nay, việc làm TBDH đã được các nhà trường đôn đốc thực hiện và loại TBDH thường được GV làm chủ yếu gồm: tranh ảnh, mơ hình. Kết quả khảo sát cho thấy phong trào tự làm TBDH hiện nay ở các trường chưa được chú trong nhiều, mới chỉ mang tính chất hành chính. Hầu hết tại các trường mới chỉ quy định cho mỗi tổ/nhóm bộ mơn phải làm một TBDH sau mỗi năm học hưởng ứng phong trào thi làm TBDH cấp trường.
Những mặt hạn chế về phong trào tự làm TBDH và hướng dẫn HS làm TBDH là do GV còn ngại tốn kém thời gian, kinh phí cho việc chuẩn bị; các trường chưa có chính sách khuyến khích giáo viên đầu tư cho việc tự làm TBDH.
Chính vì vậy việc trang bị TBDH của các trường THCS chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, số lượng còn thiếu, TBDH hiện đại số lượng chưa nhiều. TBDH tự làm cịn ít, giá trị sử dụng chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2.4. Thực trạng về chất lượng thiết bị dạy học
Chất lượng TBDH trang bị tại các trường được cán bộ, giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình:
+ Chất lượng các loại TBDH như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, dụng cụ, hoá chất và TBDH dùng chung được đánh giá có chất lượng tốt hơn so với các loại TBDH như mơ hình, mẫu vật, phần mềm, băng đĩa.
+ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, TBDH cũng phát triển theo cả về tính năng sử dụng, chỉ tiêu kỹ thuật, loại hình và mẫu mã. Chất lượng TBDH chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế là do các loại TBDH được mua từ các công ty thiết bị trường học nhưng các nhà sản xuất chưa đi sát vào thực tiễn nội dung, chương trình SGK, đặc biệt các loại TBDH có nguồn gốc từ nước ngồi thì chưa thật sự phù hợp với nhu cầu sử dụng ở Việt Nam. Chất lượng các TBDH thường bị giảm nhanh sau thời gian sử dụng so với tiêu chuẩn của các nhà sản xuất đề ra như: tuổi thọ đèn chiếu, máy biến áp, gương hay thấu kính bị xước. Nguyên nhân một phần là do kỹ thật sử dụng chưa đúng, kỹ năng sử dụng thiết bị còn hạn chế, chế độ bảo quản chưa đúng quy trình nhà sản xuất đề ra. Theo kết quả lấy ý kiến của CBQL, GV và nhân viên về chất lượng TBDH hiện nay trong các nhà trường đều nhận thấy hiện nay tại các trường chất lượng TBDH cần phải được quan tâm hơn khi trang bị sao cho chất lượng TBDH phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Tuy vậy, phải khẳng định rằng chất lượng TBDH hiện nay đã được nâng lên
nhiều và thực tế đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của quá trình dạy học.
2.3.2.5. Thực trạng về sự đồng bộ của thiết bị dạy học
Các TBDH sẽ phát huy hiệu quả sử dụng khi được trang bị một cách đồng bộ và có chất lượng tốt. TBDH không đơn thuần chạy theo số lượng, mà phải chú trọng đến tính đồng bộ của nó.
Bảng 2.7. Nhận thức về tính đồng bộ của TBDH hiện có tai các trường THCS
TT Loại TBDH
Cán bộ quản lý Giáo viên, nhân viên
Đồng bộ % Bình thường % Chưa đồng bộ% Đồng bộ% Bình thường% Chưa đồng bộ% 1 Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ 10% 45% 45% 7% 40% 53% 2 Mơ hình, mẫu vậ 7% 43% 50% 5% 35% 60% 3 Dụng cụ 15% 50% 35% 9% 38% 53% 4 Phần mềm 10% 55% 35% 12% 28% 60% 5 Băng đĩa 17% 45% 38% 15% 30% 55% 6 Hoá chất 10% 47% 43% 5% 42% 53% 7 TBDH dùng chung (đầu đĩa, máy tính….) 18% 60% 22% 18% 50% 32%
Theo kết quả khảo sát trên thì CBQL, GV, nhân viên nhận thức TBDH hiện tại các trường tính đồng bộ chưa cao, chưa thật sự phù hợp với nội dung chương trình, kiến thức của SGK. Các ý kiến đánh giá cho rằng loại TBDH dùng chung, hố chất có tính đồng bộ cao hơn trong tất cả các loại và loại TBDH như mơ hình, phần mềm, tranh ảnh. Để có thể sử dụng hiệu quả hơn TBDH trong quá trình dạy học, các trường cần đặc biệt quan tâm đến tính đồng bộ của TBDH khi trang bị.
Tuy nhiên, nếu được đầu tư đồng bộ thì sẽ hiệu quả hơn vì sát với nhiệm vụ chun mơn và tránh được tình trạng khi thừa, khi thiếu. Trong điều kiện hiện nay, ngành Giáo dục cũng khuyến khích các nhà trường đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị dạy học theo hình thức xã hội hóa hoặc phát huy tính chủ động, sáng tạo tự làm đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên.