9. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng An hở các trường THCS
1.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
1.4.1.1. Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước, do Bộ GD&ĐT ban hành, các cán bộ QL và GV phải thực hiện đúng quy định. HĐ dạy học cấp THCS được thực hiện theo chương trình mới, sách giáo khoa (SGK) mới từ năm học 2002–2003, theo quyết định số30/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và hiện nay đã được thay thế bởi Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Vì thế HT cần nắm vững những quan điểm chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới về PP giảng dạy, đổi mới về kiểm tra, đánh giá,…để chỉ đạo việc thực hiện.
Để quán triệt một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời chương trình giáo dục nói chung và mơn tiếng Anh nói riêng, hiệu trưởng với tư cách là người lãnh đạo cao nhất về chuyên môn trong nhà trường nên phải nắm vững chương trình dạy học bộ mơn này để từ đó chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình cụ thể.
Xây dựng kế hoạch là phải bám sát chương trình, hiệu trưởng quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên phải đúng và đủ chương trình, kế hoạch về mặt tiến độ thời gian và cả chất lượng. Do đó hiệu trưởng cần có sự chỉ đạo cụ thể vàphân cơng trách nhiệm cho các lực lượng tham mưu là các phó HT phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn để cùng giúp hiệu trưởng QL tốt thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đảm bảo những nội dung sau:
- Hướng dẫn GV lập kế hoạch giảng dạy bộ môn tiếng Anh ngay từ đầu năm học. Kế hoạch dạy học là phần chính trong kế hoạch cá nhân. Kế hoạch dạy học của GV phải được phê duyệt của tổ trưởng chuyên môn và BGH NT.
- Phải ưu tiên về mặt thời gian cho GV thực hiện đúng và đủ chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh. Cân nhắc việc sử dụng thời gian ngoài giờ cho các hoạt động giáo dục khác.
- Sử dụng và thai thác tốt các sổ sách như sổ công tác, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ dự giờ,… để theo dõi việc thực hiện chương trình và những vấn đề liên quan đến chun mơn.
- Sử dụng thời khóa biểu để làm công cụ theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện tiến độ chương trình của giáo viên theo học kỳ và năm học.
1.4.1.2. Quản lý khâu chuẩn bị bài dạy của GV
Quản lý hoạt động chuẩn bị bài dạy của giáo viên nói chung và giáo viên dạy tiếng Anh nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình quản lý dạy học. Kết quả mang lại của tiết học nói riêng và chất lượng của q trình dạy học nói chung phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị trước giờ lên lớp của giáo viên.
Giáo viên dạy học phải nắm vững chương trình, kế hoạh giảng dạy, nắm vững phương pháp chung, các kỹ thuật giảng dạy, các tiến trình lên lớp của bộ mơn tiếng Anh. Trong mỗi đơn vị bài học cần nắm rõ mục tiêu, kỹ năng và giá trị cốt lõi cần đạt được.
Trước khi lên lớp giáo viên cần:
- Chuẩn bị soạn bài cẩn thận, phù hợp với đối tượng học sinh, dự tính các bước đi trong một tiết học, các việc có thể xảy ra trong mỗi tiết học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp giảng dạy có phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phương pháp dạy học đã đổi mới theo chỉ đạo của mơn học. Bên cạnh đó việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cũng quan trọng không kém để tạo ra một tiết học thành công và chủ động.
Soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học là hai khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV, thể hiện những suy nghĩ, sự lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, PP giảng dạy, hình thức lên lớp, phương tiện dạy học phù hợp với đối tượng HS và đúng với yêu cầu của chương trình.
Để việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên đi vào hệ thống HT cần yêu cầu các tổ, nhóm GV dạy tiếng Anh nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mà mình thực hiện giảng dạy, trao đổi kỹ trong nhóm dạy để thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học. Trên cở sở đó hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và sử dụng các đồ dùng dạy học hiện đại nếu có. Hướng dẫn giáo viên soạn giáo án điện tử, để phát huy tối đa các phương tiện đồ dùng dạy học hiện đại vào dạy học và đồng thời xem đây là một trong những tiêu chí lớn để đánh giá thi đua cuối năm.
Hiệu trưởng cùng với các tổ trưởng thông qua tiết dự giờ, tổ chức rút kinh nghiệm trong sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn, để kịp thời phê bình hoặc tun dương, đồng thời có biện pháp cải tiến việc soạn bài giúp giáo viên có một giáo án tốt nhất, cụ thể nhất các hoạt động của thầy và trò, hay các đồ dùng dạy học bổ trợ cho tiết dạy, nhằm giúp tiết dạy đạt kết quả cao nhất của mục tiêu bài học.
1.4.1.3. Quản lý việc`thực hiện giờ dạy trên lớp của GV
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên là một hoạt động quan trọng nhất của quá trình dạy học, nó quyết định chất lượng dạy học. Tất cả công việc soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học trước đó có tốt hay khơng, có phù hợp hay không phụ thuộc vào người thực hiện và sử dụng nó có linh hoạt, chủ động và phù hợp hay khơng. Ngồi việc thực hiện đúng ý đồ chuẩn bị, người GV khi lên lớp phải biết lựa chọn nội dung, PP giảng dạy tối ưu nhất nhằm phát huy cao nhất tính tích cực chủ động sáng tạo của HS dưới sự hướng dẫn học tập của mình, linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra, tạo ra niềm tin, sự hứng thú học tập cho học sinh vì thế mới có câu: Người thầy vừa là đạo diễn vừa là diễn viên và kiêm nhiệm rất nhiều vai khác để hoàn thành sứ mệnh giảng dạy của mình. Một nội dung khơng thể thiếu của cơng tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên đó là QL việc KTĐG kết quả học tập của học sinh. Lấy đó làm thước đo cho năng lực và sự đầu tư của người thầy. Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ theo đúng chỉ đạo theo bốn kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết nhằm đánh giá đúng năng lực người học. Chỉ đạo chuyên môn lên kế hoạch xây dựng câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức thao giảng, xây dựng chuyên đề về cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh...để đáp ứng nhu cầu đổi mới.
Trong hoạt động dạy hiệu trưởng không phải là người trực tiếp quyết định chất lượng giờ lên lớp, nhưng là người gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng hiệu quả của hoạt động này. Việc tác động về mặt tinh thần, vật chất, tạo điều kiện để giáo viên phát huy hết sở trường, sự tích cực, cống hiến hết khả năng cho mỗi tiết dạy là điều cần thiết và có ý nghĩa then chốt tạo ra chất lượng giáo dục.
Một số biện pháp hữu ích mà hiệu trưởng có thể quản lý giờ lên lớp của giáo viên:
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại một giờ lên lớp ở bậc trung học (theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT) bao gồm các mặt về nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kết quả học tập của HS trên lớp, giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản của bài học, bồi dưỡng năng lực nhận thức, tư duy, năng lực tự học, rèn cho HS kỹ năng học tập, vận dụng vào thực tiễn, bồi dưỡng cho HS những tư tưởng tình cảm đẹp để hình thành nhân cách cho HS. Trong thực tế mỗi mơn học đều có phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức trên lớp tương ứng các tiêu chuẩn đánh giá trên. Chính vì vậy, HT phải chỉ đạo tới từng GV nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp cho từng mơn học, bài học mình dạy dựa trên cơ sở lý luận dạy học và tiêu chuẩn đánh giá chung của Bộ GD&ĐT.
- Phân công nhân sự và xây dựng và sử dụng thời khóa biểu để QL giờ lên lớp của
giáo viên trên cơ sở chương trình và kế hoạch dạy học. Thời khóa biểu là cơng cụ để tính tiêu chuẩn giờ dạy của giáo viên đồng thời đảm bảo quyền lợi học tập của HS. Thời khóa biểu có tác dụng duy trì nề nếp dạy và học mỗi ngày trong tuần. Thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu sẽ nâng chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Lên kế hoạch kiểm tra nội bộ, dự giờ, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất nhằm
nắm bắt tình hình dạy và học, ra vào lớp của GV và học tập của HS. HT càng sâu sát trong cơng tác quản lý bao nhiêu thì càng có tác dụng thúc đẩy dạy và học tốt bấy nhiêu vì thế việc xây dựng, lên kế hoạch kiểm tra phải được hiệu trưởng duy trì bằng hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của NT và kiểm tra đột xuất.
- Hoạt động dự giờ, đánh giá tiết dạy của giáo viên phải thực hiện nghiêm túc, có
tính động viên, chia sẽ và góp ý rút kinh nghiệm giúp GV thấy rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình về nội dung kiến thức, về phương pháp giảng dạy, về tổ chức các HĐ học tập trên lớp qua đó giúp GV nâng cao được năng lực sư phạm, phowng pháp truyền thụ kiến thức cho HS một cách hiệu quả hơn, thự tiễn hơn, đồng thời giúp hiệu trưởng thấy rõ việc kiểm tra bằng dự giờ, rút kinh nghiệm đánh giá tiết dạy là công việc thường xuyên, quan trọng trong HĐ dạy học của một NT.
1.4.1.4. Quản lý đổi mới PP dạy học của GV
“Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực”. Cũng có quan niệm cho rằng “ Phương pháp dạy-học là những hình thức kết hợp hoạt động của giáo viên và học sinh hướng vào việc đạt một mục đích nào đó ”.
Tóm lại, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các HĐ học tập của HS nhằm giúp HS chủ động đạt được mục tiêu dạy học.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các HĐ xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.[1]
Quản lý đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nội dung quản lý quan trọng và cơ bản nhất của cán bộ quản lý nói chung và hiệu trưởng nói riêng. Đổi mới PPDH tức là đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá các thành tố này tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể. Hiện nay công tác đổi mới GD ở Việt Nam đang tiến hành cho phù hợp với bối cảnh mới, Vì thế việc nắm bắt và phổ biến kịp thời những chỉ thị, nghị định, thông tư của các cấp…về đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ đến với giáo viên phải kịp thời và chính xác, tạo mọi điều kiện để giáo viên có thể tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo về các chương trình đổi mới PPDH.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về việc đổi mới PPDH trong trường mình. Cần có những biện pháp tổ chức QL phù hợp để khuyến khích, tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm cho GV trong trường áp dụng PP dạy học tích cực ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn.
1.4.1.5. Quản lý việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1998): Kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) là một khâu quan trọng trong giáo dục - dạy học và trong công tác quản lý (QL) của nhà trường. KT- ĐG giúp nhà trường thu được những thông tin phản hồi để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Việc đánh giá kết quả học tập một cách khách quan, chính xác, đảm bảo tính hệ thống và khoa học vẫn là những điều mà các nhà quản lý giáo dục quan tâm, đồng thời nó sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập [4]. Đối với các cấp quản lý, việc KT- ĐG giúp các cán bộ quản lí giáo dục (QLGD) nhìn nhận thực chất hoạt động dạy học của thầy và trò, đánh giá một cách chính xác chất lượng dạy học của nhà trường (Hà Thị Đức) [5]. Từ đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo kịp thời, khuyến khích và hổ trợ những sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Đồng thời kết quả KT- ĐG cũng là cơ sở để xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, đội ngũ giáo viên, về vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học (Trần Kiểm 2002)[14].
Kiểm tra – đánh giá là một quá trình liên tục nhằm mục đích đối chiếu kết quả học tập của HS tại thời điểm đó so với ban đầu, đồng thời cũng đánh giá quá trình và hiệu quả của HĐ dạy học của giáo viên, giúp thầy và trò xác định những việc đã thực hiện và chưa thực hiện được từ đó điều chỉnh HĐ dạy của thầy và HĐ học của trò nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. QL việc KT-ĐG kết quả học tập của HS là chức năng và nhiệm vụ của GV và cán bộ QL để đo lường kết quả thực hiện kế hoạch và điều chỉnh những sai lệch nếu có để đạt được kết quả mong muốn.
Thông qua QL việc KT-ĐG kết quả học tập của HS của GV, nhà QL sẽ nắm được chất lượng dạy học của từng GV. Quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của HS phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cần tiếp tục phổ biến và tập huấn các văn bản quy phạm, quy chế, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học. Tiếp tục nâng cao nhận thức của giáo viên về vấn đề kiểm tra, đánh giá. Cần đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan công bằng, công minh, động viên tư duy sáng tạo.
- Tiến hành triển khai, công khai kế hoạch KT - ĐG đến toàn thể GV, HS và các đơn vị chức năng trong nhà trường trước khi tiến hành KT - ĐG nhằm thu nhận những ý kiến phản hồi để kịp thời chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch.
- Đánh giá xếp loại HS một cách cơng bằng, chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. QL công tác KT-ĐG kết quả học tập của HS là việc làm hết sức cần thiết của HT nhằm tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác q trình KT-ĐG thúc đẩy q trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu.