Quản lý hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở huyện hoà vang thành phố đà nẵng (Trang 34 - 37)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng An hở các trường THCS

1.4.2. Quản lý hoạt động học của học sinh

Quản lý hoạt động học tập tiếng Anh của học sinh cùng với quản lý hoạt động dạy tiếng Anh của giáo viên là hai bộ phận thiết yếu nằm trong cơng tác quản lý của nhà trường, nó cũng có chủ thể, khách thể và đối tượng quản lý. Để hoạt động quản lý có hiệu quả, các nhà quản lý cần vận dụng các nguyên tắc, đường lối, phương pháp tốt nhất tác động đến đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đề ra.

Cũng như HĐ dạy của GV, HĐ học của HS là HĐ trọng tâm của hoạt động giáo dục, giúp cho các em lĩnh hội tri thức, lý luận nghề nghiệp, các kỹ năng, kỹ xảo. HĐ học tập của HS là HĐ tồn tại song song với HĐ dạy của người thầy. Do vậy, QLHĐ học tiếng Anh của HS có vai trị hết sức quan trọng trong quy trình QL chất lượng dạy học, đó là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của HS trong quá trình giáo dục.

1.4.2.1. Quản lý việc hình thành động cơ học tập của học sinh

Theo từ điển Tiếng Việt (2002): “Động cơ là những gì thơi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu”. [22]

Willis J. Edmondson cho rằng: “Động cơ học tập bên trong do xuất phát từ đam mê, u thích, niềm vui và có nhu cầu thực sự, động cơ học tập bên ngoài do chịu tác động của ngoại cảnh như khen ngợi của thầy cô và cha mẹ, môi trường giảng dạy, tài liệu học tập”.[24]

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu (2005): “Thái độ, tình cảm và động cơ được coi là cảm xúc và nhu cầu tạo ra những động lực thúc đẩy người học cố gắng trong học tập, Khi học sinh có hứng thú và u thích mơn học thì sẽ nỗ lực rèn luyện và đạt kết quả cao hơn” [3].

Theo lý thuyết thì động cơ học tập gồm:

Động cơ bên trong như: hứng thú, chú ý, ý chí, nhu cầu… trong đó quan trọng nhất là nhu cầu của con người. Nhu cầu gặp được đối tượng có điều kiện thực hiện sẽ trở thành động cơ.Đối tượng của hoạt động học là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Đối tượng này tồn tại bên ngoài chủ thể, có ý nghĩa đối với chủ thể, làm nảy sinh chủ thể nhu cầu chiếm lĩnh nó.Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng được chủ thể ý thức sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng, duy trì hoạt động học tập.Như vậy động cơ gắn liền với nhu cầu, mong muốn của cá nhân.Nói cách khác nhu cầu, mong muốn chính là yếu tố bên trong quan trọng hình thành nên động cơ của chủ thể.

Động cơ bên ngoài như: giáo viên, nội dung học tập, phương pháp học tập, hình thức tổ chức dạy học, mơi trường học tập, gia đình, xã hội… Khi nhu cầu học tập của người học chưa cao thì giáo viên cần phải khai thác và phát huy các thành tố của q trình dạy học, khơi dậy tính tích cực của người học, chuyển hố dần động cơ bên ngồi thành động cơ bên trong của người học.

Ngoài ra, nề nếp học tập, kỷ luật học tập của HS là những quy định cụ thể về thái độ, hành vi ứng xử của người HS nhằm làm cho HĐ học tập diễn ra có hiệu quả. Nền nếp, thái độ học tập của HS quyết định nhiều đến hiệu quả học tập. Bởi vậy, HT cần thiết phải phối hợp giữa GVCN lớp, GV bộ mơn, gia đình HS, Đội Thiếu niên, Đồn thanh niên trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy khuyến khích HS phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, nâng cao năng lực, sở trường, khắc phục những yếu kém, hạn chế để hoàn chỉnh những loại động cơ mang tính tự quyết.

1.4.2.2. Quản lý việc tự học của học sinh

Quản lý hoạt động tự học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, là bộ phận quản lý q trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Quản lý hoạt động tự học của học sinh bao gồm hai quá trình cơ bản là quản lý hoạt động tự học trong giờ lên lớp và quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phương diện ở trường và ở nhà.

Quản lý hoạt động tự học là sự tác động của chủ thể quản lý đến quá trình tự học của học sinh làm cho học sinh tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nổ lực của chính mình.Quản lý hoạt động tự học của học sinh có liên quan chặt chẽ tới q trình tổ chức dạy học của giáo viên.

QLHĐ tự học là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, PP, kế hoạch của các lực lượng GD trong và ngồi NT đến tồn bộ q trình tự học của HS nhằm thức

đẩy HS tự giá, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nổ lực của chính bản thân.

Nội dung QLHĐ tự học của HS bao gồm nhiều HĐ như sau: QL việc bồi dưỡng động cơ tự học; xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học; xây dựng nội dung tự học; bồi dưỡng PP tự học; xây dựng kế hoạch KT-ĐG kết quả tự học; các điều kiện đảm bảo

cho HĐ tự học.

1.4.2.3. Quản lý việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh

Tự kiểm tra đánh giá góp phần hình thành các kỹ năng và thói quen trong học tập như nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động thực tiễn, học tập… Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua quá trình tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả các hình thức này đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thực hiện thường xun. Thơng qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy, góp phần rèn luyện các thao tác dư duy nhanh, sâu, độc lập, sáng tạo

Tự đánh giá kết quả học tập của HS là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, giúp thầy và trò xác định những việc đã thực hiện và chưa thực hiện được từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thông qua việc tự kiểm tra đánh giá giúp HS tự khẳng định được mình.Tự tìm tịi, học hỏi để so sánh, đối chiếu quá trình rèn luyện theo nội quy, kế hoạch mà nhà trường xây dựng.

Hoạt động tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học khơng những có ý nghĩa về mặt nhận thức, ý nghĩa giáo dục mà cịn có tác dụng lớn đối với việc phát triển tri thức toàn diện đối với HS, đặt biệt là các thao tác tư duy - nhanh sâu, độc lập, sáng tạo. Thông qua việc kiểm tra đánh giá góp phần rèn luyện thói quen học tập, có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức đã học. QL việc tự đánh giá kết quả học tập của HS là chức năng và nhiệm vụ của GV và cán bộ QL để đo lường kết quả học tập của HS và quá trình dạy học của giáo viên, qua đó, điều chỉnh những sai lệch nếu có để đạt được kết quả mong muốn. Thông qua QL việc tự đánh giá kết quả học tập của HS, GV và nhà QL sẽ nắm được chất lượng dạy học của từng GV, chất lượng học tập của từng HS. QLHĐtự đánh giá kết quả học tập của HS phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- GV dạy tiếng Anh phải quán triệt cho học sinh có nhận thức đúng về hoạt động tự đánh giá kết quả học tập của mình và hiểu được lợi ích của việc làm đó.

- GVphải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn, đánh giá xếp loại kết quả hoạt động tự học của HS theo quy định. Đánh giá một cách công bằng, chính xác, tránh những biểu hiện khơng đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. QL

công tác KT-ĐG kết quả học tập của HS là việc làm hết sức cần thiết của HT nhằm tác động trực tiếp đến quá trình dạy học của GV và việc học tập của HS, đồng thời thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy và học theo mục tiêu chương trình đề ra.

- Chỉ đạo tổ ngoại ngữ xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi để cho HS tự kiểm tra đánh giá năng lực học của mình; đổi mới phương pháp tự kiểm tra, giúp HS

tự kiểm tra, đánh giá đúng năng lực trình độ ngoại ngữ của mình về cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết.

- Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho HS tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học thường xun hằng tháng thơng qua nhiều hình thức tự kiểm tra đánh giá ở trường và ở nhà. GV dạy tiếng Anh phải đánh giá kết quả hoạt động tự kiểm tra của HS và công nhận năng lực của HS theo từng giai đoạn.

Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân và đơn vị được phân công nhiệm vụ để đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá kết quả tự học tập của HS.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở huyện hoà vang thành phố đà nẵng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)