9. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội và Giáo dục & đào tạo của
huyện Hịa Vang thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Hồ Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, có tọa độ địa lí từ 15055' đến 16013' độ vĩ Bắc và 107049' đến 108013' độ kinh Đơng.
Phía Bắc giáp: các huyện Nam Đơng, A Lưới và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế Phía Nam giáp: Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam;
Phía Đơng giáp: Quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng Phía Tây giáp: Huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, Huyện Hịa Vang có diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74, 8% diện tích của thành phố Đà Nẵng) tồn huyện có 11 xã với 119 thơn, trong đó có 3 xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi [Số liệu năm 2019]. Dân số trên 149.000 người, mật độ dân số 200 người/km2, trên địa bàn huyện có 03 thơn với gần 1.000 nhân khẩu là người dân tộc Cơtu (thơn Tà Lang, Giàn Bí của xã Hịa Bắc; thơn Phú Túc của xã Hịa Phú; và 01 thôn người Hoa sinh sống tại thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh).
Nền kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong những năm qua khá phát triển với đủ loại ngành nghề như nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một bộ phận nhỏ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch, kinh tế rừng trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân các xã miền núi... Cùng với q trình đơ thị hóa theo xu hướng phát triển chung của thành phố, Huyện đã tập trung thực hiện công tác quy hoạch, giải tỏa đền bù, tái định cư gần 200 dự án trên địa bàn, với hơn 15.000 ha đất thu hồi, gần 8.000 hộ giải tỏa và bố trí tái định cư, nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng tạo điểm nhấn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được chú trọng. Thực hiện chính sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là chăm lo người có cơng cách mạng, đời
sống hầu hết các gia đình chính sách được nâng lên rõ rệt. Cơng tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được chú trọng. Quốc phịng an ninh, trật tự an tồn xã hội đảm bảo, ổn định.
2.2.3. Tình hình phát triển Giáo dục & Đào tạo
* Mạng lưới trường, lớp, học sinh
Trong 5 năm qua, các trường học trên địa bàn huyện được duy trì và ổn định, trong đó: 19 trường mầm non (gồm 15 trường Mầm non công lập (MNCL) và 4 trường Mầm non tư thục (MNTT) với 19 điểm trường chính và 36 điểm trường lẻ); bậc Tiểu học có 19 trường (gồm 19 điểm trường chính và 28 điểm lẻ); 11 trường trung học cơ sở (THCS) và 03 trường trung học phổ thông (THPT); tất cả các trường, điểm trường đều đảm bảo kiên cố và đạt chuẩn. Mạng lưới trường lớp các bậc học mầm non, phổ thông cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân hiện nay. Mỗi xã trên địa bàn huyện đều có ít nhất 01 trường học/ bậc học (MN, TH, THCS) thuận lợi cho việc đi lại học tập của con em nhân dân trên địa bàn từng xã;Việc phát triển quỹ đất sử dụng cho mục đích giáo dục được ưu tiên.
Các chỉ tiêu về phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, về phổ cập giáo dục... đều đạt và vượt kế hoạch. Có 45/52 trường đạt trường chuẩn Quốc gia (đạt tỉ lệ 86.5%), trong đó bậc Tiểu học và THCS 100% số trường đạt chuẩn. Có 100% trường tiểu học được tổ chức dạy ngày 2 buổi. Có 19/19 trường Tiểu học trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Trường học xanh, đạt tỷ lệ 100%. Cơ sở vật chất các trường đạt theo tiêu chí nơng thơn mới.
- Tỷ lệ học sinh huy động ra lớp ở từng cấp học ngày càng tăng, cụ thể: huy độngtrẻ từ 0 - 2 tuổi ra lớp đạt 69.8%, (ngồi cơng lập chiếm 57.6%); trẻ từ 3 - 5 tuổi ra mẫu giáo đạt 94%, (ngồi cơng lập chiếm 16.5%), đặc biệt đã huy động trẻ 5 tuổi vào các lớp mẫu giáo và học sinh vào tiểu học đạt 100%. Học sinh trong độ tuổi 11-14 vào THCS đạt 99, 9% học. Huy động độ tuổi 15-17 học THPT hoặc bổ túc THPT đạt chỉ tiêu giao.
* Tình hình cơ sở vật chất
Bậc mầm non, tổng số phịng học hiện có 414 phịng, trong đó có 287 phịng học, có nhà vệ sinh khép kín, 39 phịng chức năng, 88 phịng làm việc.
Bậc tiểu học có 19 điểm trường chính, 28 điểm trường lẻ, tổng số phịng hiện có 722 phịng, trong đó có 472 phịng học văn hố, 67 phòng chức năng, 91 phòng phục vụ học tập, 91 phịng làm việc. Tồn bậc hiện có 6 nhà đa năng, 2 sân thể thao và 19 bể bơi, 74 khu nhà vệ sinh. Có100% các trường tiểu học trên địa bàn huyện học 2 buổi/ ngày và 13/19 trường tổ chức bán trú.
Bậc Trung học cơ sở vẫn duy trì 11trường và 100% trường đạt chuẩn quốc gia. Tổng số phịng hiện có 362 phịng, trong đó có 162 phịng học lý thuyết, 79 phịng học bộ mơn, 64 phịng phục vụ học tập và 57 phịng làm việc. Tồn bậc hiện có 02 nhà đa năng, 4 sân thể thao và 9 bể bơi, 31 khu nhà vệ sinh.
Bậc Trung học phổ thơng vẫn duy trì 3 trường và có 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Tổng số phịng hiện có 97 phịng, trong đó có 61 phịng lý thuyết, 18 phịng bộ mơn, 18 phịng hành chính; 03 nhà đa năng, 03 sân thể thao.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật - trang thiết bị (CSVC-KT-TTB) được đầu tư theo hướng đồng bộ và hiệu quả, đã góp phần khơng nhỏ trong việc đầu tư và nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.
* Tình hình đội ngũ
Trong những năm qua đã bổ nhiệm 20 CBQL các trường học, đến nay 100% cán bộ quản lý ở các trường đảm bảo đạt trình độ chun mơn, lý luận chính trị, quản lý giáo dục theo đúng quy định. Tuyển dụng 804 giáo viên, đến naytồn ngành có 2.029 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, đảm bảo đủ vị trí việc làm ở các trường mầm non, Tiểu học, THCS. Đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn (theo Luật giáo dục 2019) cụ thể: bậc THCS có 366/436 giáo viên đạt tỷ lệ 83.9%, bậc Tiểu học có 546/666 giáo viên đạt tỷ lệ 82%, bậc mầm non có 480/497 giáo viên đạt tỷ lệ 96.6%. Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ loại khá trở lên đạt 92.8%. Chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giáo viên giỏi cấp huyện ở các bậc học tăng hàng năm và đạt tỷ lệ khoảng 30%, giáo viên giỏi cấp thành phố đạt 5%.
* Những mặt thuận lợi:
Nhìn chung, trong 5 năm qua, bên cạnh những chủ trương đúng đắn, kịp thời của Trung ương, huyện Hịa Vang ln nhận được sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, nhấtlà Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30-12- 2016 “Về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển huyện Hòa Vang đến năm 2020
và những năm tiếp theo”; các cơ chế, chính sách đặc thù, chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới. Cùng với đó, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã đã ưu tiên huy động, dành nguồn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhờ đó cơng tác giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện đã có bước phát triển đáng kể, mạng lưới trường lớp ln được duy trì đảm bảo, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư ngày càng đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng chuẩn hóa, đủ về số lượng, chất lượng ngày càngnâng cao cả về chun mơn, trình độ chính trị, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.
* Khó khăn
- Trên địa bàn huyện hình thành nhiều khu dân cư mới, dân số không ổn định, tỉ lệ tăng dân số cơ học ở một số xã nên số lượng học sinh ở các trường thiếu tính ổn định và tăng đột biến đặc biệt là các trường ở vùng lân cận khu công nghiệp, khu chế xuất; đã làm ảnh hưởng đến công tác dự báo số học sinh, ảnh hưởng đến việc phát triển mạng lưới trường lớp;
- Cịn nhiều trường có trên 2 cơ sở lẻ như Trường MN Hoà Phước, MN Hoà Nhơn, MN Hoà Bắc, MN Hòa Khương, MN Hòa Châu, MN Hòa Sơn; Trường TH số 2 Hòa
Tiến, TH Hòa Ninh, TH Hòa Bắc, TH Hòa Phú, TH Lâm Quang Thự, TH An Phước nên khó khăn trong cơng tác quản lý.
- Diện tích bình qn tính trên mỗi học sinh vẫn còn chênh lệch và chưa đảm bảo theo quy định; Một số trường, điểm trường diện tích mặt bằng cịn thấp, diện tích cho học sinh vui chơi, luyện tập, hoạt động ngoại khóa cịn ít như: MN Hịa Sơn, MN Hòa Tiến 1, MN Hòa Tiến 2, MN Hòa Phú; Tiểu học số 2 Hòa Sơn, Tiểu học Hòa Liên, TH Hòa Nhơn 1 (điểm trường Phú Hòa),THCS Trần Quang Khải… Đặc biệt 04 trường MN ngồi cơng lập, hầu hết diện tích đất các trường này chỉ đạt 50% so với yêu cầu tối thiểu. - Việc phân chia địa bàn tuyển sinh chưa đồng đều tại các thôn của một số xã cũng làm ảnh hưởng đến việc thiếu quỹ đất cho trường, áp lực về trường lớp, bình qn diện tích đất/học sinh khơng đảm bảo các trường trong cùng một xã như xã Hòa Nhơn, xã Hịa Phong.
- Một số trường khơng đủ phịng bộ mơn, hoặc sử dụng tạm phịng học để thay thế (bậc Tiểu học, THCS). Trang thiết bị cho các phịng bộ mơn của nhiều trường còn thiếu, chưa có các phịng bộ mơn với những ứng dụng cơng nghệ hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo phương pháp dạy học đổi mới.
2.2.4. Hệ thống giáo dục THCS
- Tồn huyện Hịa Vang có 11 trường trên 11 xã, tất cả đều là trường cơng lập, trong đó có 01 trường có nội trú cho con em dân tộc thiểu số trong huyện là trường THCS Nguyễn Tri Phương.
- Tồn huyện có 11 trường THCS, bao gồm 163 phòng học lý thuyết, 75 phịng học bộ mơn, 55 phịng bộ mơn đạt chuẩn quốc gia (trong đó: 45 phịng PHBM đạt chuẩn theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGD&ĐT, 10 PHBM đạt chuẩn theo Quyết định số 32/2004/QĐ-BGD&ĐT).
Tính đến thời điểm hiện nay, bậc THCS ở Hịa Vang có 11/11 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỉ lệ 100%).
* Quy mô và chất lượng giáo dục trong 5 năm gần đây
- Số lớp học: Trong 5 năm gần đây, mỗi năm toàn huyện tuyển mới 2443 học sinh. - Số liệu về HS: Sĩ số HS bậc THCS toàn huyện dao động trên dưới 9000 HS. Chi tiết số liệu về HS được cho trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Số lượng, cơ cấu học sinh bậc THCS Đơn vị tính: người Năm học Chỉ số 2016 -2017 2017 -2018 2018 -2019 2019 - 2020 2020 - 2021 Tổng số HS 7801 8167 8501 8711 9052 - Khối lớp 6 2051 2113 2226 2294 2443 - Khối lớp 7 2014 2042 2157 2207 2281 - Khối lớp 8 2026 2005 2084 2154 2203 - Khối lớp 9 1710 2007 2034 2056 2125 Nữ 4321 4652 4687 4954 5012 Dân tộc 71 82 87 88 85 Đối tượng chính sách 210 245 252 252 261 Khuyết tật 124 136 142 153 148 HS lưu ban 23 25 24 21 22 HS bỏ học 0 0 0 0 0 Bình quân HS/lớp 44,32 43,21 42,71 41,08 42,10 HS tốt nghiệp THCS 1708 1999 2032 2 2054 2122 HS giỏi cấp Thành phố 165 178 186 210 216
- Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục:
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh
Đơn vị tính: % Năm học xếp loại 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 Hạnh kiểm Tốt 87,14 88,97 88,47 89,83 91,07 Khá 11,83 10,33 10,55 9,53 8,42 Trung bình 0,99 0,67 0,99 0,60 0,49 Yếu 0,04 0,02 0 0,05 0,02 Học lực Giỏi 24,43 26,45 25,53 26,72 29,97 Khá 36,02 35,45 33,34 33,26 36,50 Trung bình 35,73 34,68 33,67 39,61 30,78 Yếu 3,74 3,38 4,34 0,31 2,66 Kém 0,08 0,05 0,06 0,11 0,09