8. Cấu trúc của đề tài
1.3. Đặc điểm tâm lý sinh viên Đại học
1.3.1. Khái niệm sinh viên
Sinh viên là thuật ngữ là thuật ngữ để chỉ nhóm những thanh niên trong độ tuổi học đại học (18 tuổi) đến 23; 24 tuổi [14]
1.3.2. Đặc điểm tâm lý của thanh niên - sinh viên
a. Những đặc điểm về nhận thức, trí tuệ
Do sự hồn thiện về cấu tạo cơ thể, đồng thời hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan; do sự tích lũy phong phú kinh nghiệm sống và tri thức với yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động xã hội, nhận thức cảm tính của sinh viên có sự thay đổi về chất.
Cảm giác, tri giác của sinh viên đã đạt tới mức độ tinh, nhạy. Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của những cảm giác nghe, nhìn, vận động… phát triển cao. Đặc điểm nổi bật của sự phát triển cảm giác, tri giác của sinh viên là có tính ý thức, có mục đích, có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập cũng như trong mọi hoạt động khác.
Do sự nhạy cảm của óc quan sát, sinh viên dễ phát hiện những đặc điểm của sự vật, hiện tượng cũng như con người. Do vậy nhận định về đối tượng xung quanh của sinh viên đã trở nên dễ dàng.
địa… biết lập dàn ý làm điểm tựa cho trí nhớ. Nhiều sinh viênmtìm các phương pháp, các kỹ thuật để ghi nhớ, xác định rõ cái gì cần hiểu, cái gì phải nhớ nguyên văn, cái gì nhớ ý nghĩa và cái gì khơng cần nhớ.
Cùng với óc quan sát, trí nhớ chủ định, năng lực chú ý chủ định cũng phát triển. Đặc biệt sinh viên biết phân phối chú ý (vừa nghe nhạc vừa quan sát mọi người nói chuyện, vừa có thể nghĩ đến việc khác…). Tính có lựa chọn của chú ý là tính ổn định của tuổi này phát triển cao hơn hẳn các độ tuổi thấp hơn. [41]
b. Đặc điểm nhân cách của sinh viên
Sinh viên là thời điểm chín muồi nhất của độ tuổi thanh niên. Thế giới nội tâm của sinh viên rất phong phú, phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Về mặt nhân cách, sinh viên là giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân cách mà cận dưới của nó là sự chín muồi về sinh lý và cận trên là được đào tạo một nghề nhất định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động. Nhân cách sinh viên là nhân cách của những thanh niên đang được chuẩn bị để trở thành người chun gia có trình độ cao, có phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng hoạt động có hiệu quả trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.
Xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên hiện nay. Xét trên nhiều phương diện, sinh viên ngày nay có những đặc điểm mới so với các thế hệ sinh viên trước đây. Họ có kiến thức và hiểu biết rộng, có tính nhạy bén và năng động do điều kiện khoa học công nghệ thời đại thông tin tạo ra… [12, tr. 7-8]. Bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực, lối sống thực dụng của Phương Tây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của sinh viên.
Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn trong lứa tuổi sinh viên nằm cả ở suy nghĩ và trong tình cảm, điển hình là biểu hiện tình yêu ở độ tuổi thanh niên: “sự mâu thuẫn giữa một tình cảm cao đẹp với nhu cầu tình dục thơng thường xuất hiện là do một mặt, nhận thức xã hội, thẩm mỹ và đạo đức ở thanh niên đã phát triển đến độ cao, cùng với sự mơ mộng và lãng mạn đặc trưng của giới trẻ, các em gắn cho tình yêu một ý nghĩa thiêng liêng trong sáng và cố gắng ứng xử đúng với ý nghĩa cao đẹp của mình”. Quan điểm tình dục “thống” ở thanh niên hiện nay đã dẫn đến những hệ lụy như nạn nạo phá thai, vấn đề các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, làm ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của SV.
c. Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên
Tự ý thức của sinh viên phát triển cao
Tính “tự xác định” là cấu trúc tâm lý quan trọng của sinh viên, bao gồm ý thức của bản thân như một thành viên của xã hội và sự xác định vị trí của mình trong xã hội đó. Từ xác định suất hiện trên cơ sở sự phát triển đến mức độ cao của ý thức. SV ý thức bản thân với tư cách là một thành viên của xã hội: tơi là ai, sẽ làm gì, có những mục tiêu nào, có ước mơ gì, có lập trường như thế nào trước những lời khuyên của cha mẹ, thầy cô, bạn bè ba. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc tự xác định có liên quan tới khả năng đối chiếu quá khứ hiện tại và tương lai cảm giác nuối tiếc không thể quay ngược thời gian thường hay đi liền với cảm giác sợ thời gian trôi nhanh quá.
Việc tự xác định bản thân, tự xác định đường hướng tương lai ở thanh niên ở các nước phương tây được hình thành rõ nét. Bước vào tuổi thanh niên, các chàng trai cơ gái cịn chuẩn bị ráo riết trong cuộc sống tự lập của mình, họ có xu hướng muốn được giao tiếp với người lớn tuổi, đã có kinh nghiệm trong cuộc sống để giúp họ định hướng những vấn đề khác với cuộc sống tương lai. Việc người thanh niên bắt đầu cuộc sống tự lập của mình vào khoảng 18 tuổi đã trở thành chuẩn mực xã hội. Cả gia đình, xã hội và bản thân thanh niên đều tích cực chuẩn bị cho điều đó. Ở nước ta và nhiều nước khác Đa số thanh niên 18 đến 24 tuổi vẫn sống phụ thuộc vào cha mẹ. Họ không vội vã rời khỏi ngôi nhà của cha mẹ và thường không biết đi đâu nếu rời khỏi ngơi nhà đó. Khi xã hội chưa có điều kiện thuận lợi để khuyến khích, thúc đẩy thanh niên sống và lao động một cách tự lập làm và lành mạnh. Điều này hạn chế khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo và sự năng động, vốn là nét đặc trưng của tuổi thanh niên
Việc tự xác định bản thân của thanh niên trở nên cấp thiết hơn rất nhiều so với trẻ em ở lứa tuổi thiếu niên. Đa số thanh niên thực sự cảm thấy khó khăn trên con đường tìm kiếm bản thân. Họ trăn trở, phân vân, suy nghĩ về bản thân, về ý nghĩa cuộc sống, về vị trí của mình trong thế giới.
Ý thức về các phẩm chất tâm lý của mình và tự đánh giá thật sự hình thành ở cuối tuổi thiếu niên và ở tuổi thanh niên. Khi các thành tố này liên kết với nhau thay đổi nhân cách của thanh niên về chất. Thiếu niên và thanh niên đều có khát vọng muốn biết mình là ai, mình có giá trị và khả năng gì. Có hai phương thức tự đánh giá: Cách thứ nhất là so sánh mức độ địi hỏi của mình với kết quả đạt được. Nhưng sự hạn chế trong kinh nghiệm sống của thanh niên gây trở ngại cho việc đánh giá này. Nhiều hành vi vô lý của thanh niên như sự nghịch ngợm nguy hiểm, táo bạo, được lý giải không chỉ bởi mong muốn nổi bật trong mắt người khác, mà còn bởi nhu cầu tự kiểm tra lại khả năng của mình (tính quyết đốn và sự quả cảm). Cách thứ hai là thi đua xã hội, đối chiếu ý kiến của những người xung quanh về mình. Thanh niên rất nhạy cảm với nhận xét của người khác về mình. [24]
Tự ý thức giúp sinh viên có những hiểu biết và thái độ đúng đắn đối với bản thân để chủ động tự rèn luyện, phấn đấu theo yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống và của nghề nghiệp sau này. Những sinh viên có thành tích cao trong học tập là những sinh viên chủ động, tích cực trong việc tự giáo dục, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ý thức tự đánh giá cũng có ảnh hưởng rất lớn đến lịng tự trọng và sự tự tin của sinh viên. Chính khả năng tự đánh giá của mỗi cá nhân sẽ hình thành nên lịng tự trọng, sự tự tin là những yếu tố phản ánh trạng thái tâm lý, đạo đức của con người và tạo nên thái độ tốt đối với bản thân.
Quan tâm đến hình ảnh cơ thể của mình:
Đối với sinh viên, hình ảnh cơ thể của mình là một trong những thành tố rất quan trọng của sự tự ý thức, ở cả nam giới và nữ giới. Thời trang, mỹ phẩm được sinh viên khá trú trọng quan tâm. Sự đánh giá về ngoại hình ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý
sinh viên.
Sự tự trọng mạnh mẽ
Tự trọng là một trong những nét quan trọng nhất của nhân cách thanh niên. Ở sinh viên, sự tự trọng đi cùng với lý trí và đặc điểm nhân cách riêng đã trở thành bản sắc của họ. nếu như độ tuổi đầu thanh niên, các em thường nghiêng về phía địi hỏi khơng thực tế và thổi phồng bản thân khi đánh giá lại năng lực và vị trí của mình trong tập thể, thì ở sinh viên, các em đã có sự hồn thiện hơn về kinh nghiệm cũng như lý trí để phát triển lịng tự trọng theo nét đẹp riêng, song song với nó là tính thực tế và sự khiêm nhường.
Hình thành thế giới quan
Ở tuổi thanh niên xuất hiện nhu cầu sắp xếp các nguyên tắc đạo đức thành hệ thống cho phép hiểu thế giới, đánh giá đúng nó và thể hiện thái độ phù hợp. Những nỗ lực xây dựng thế giới quan này không hiếm khi trùng với sự đánh giá lại các giá trị của nhân cách về phía thế giới khách quan và bản thân hành vi của thanh niên.
Các dấu hiệu đầu tiên của sự hình thành thế giới quan gồm: Tích cực nhận thức (giải quyết vác vấn đề đạo đức xã hội, lý giải ý nghĩa cuộc đời), hứng thú đối với hình thành thế giới quan, các quy luật cơ bản của thiên nhiên và xã hội.
Sự khác nhau trong tâm lý độ tuổi sinh viên theo giới
Về mặt tình yêu – tình dục của giữa nam và nữ có nhiều đặc điểm khác biệt. Ở nam giới ý thức được tương đối rõ ràng cụ thể nhu cầu quan hệ tình dục của mình, trong khi nữ giới thường chú ý đến nhu cầu tình cảm gắn bó, yêu thương, được tơn trọng, khích lệ, quan tâm, săn sóc rõ ràng hơn là việc bản thân có nhu cầu tình dục.
d. Đặc điểm về học tập và hướng nghiệp
Trên thực tế kết quả học tập của sinh viên chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau; sự phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận, của nhu cầu, động cơ và lý tưởng nghề nghiệp; bên cạnh đó những phẩm chất ý chí phát triển gắn liền với ý thức về nghề nghiệp. Khi sinh viên học tập, rèn luyện, phấn đấu trong một khoa cụ thể của một trường đại học nào đó, nghĩa là họ đã quyết định lựa chọn cho mình một nghề nghiệp nào đó trong tương lai.
Mỗi trường đại học, cao đẳng phải là môi trường tốt nhất tạo điều kiện cho sinh viên phát triển và thể hiện phẩm chất ý chí của họ. Những phẩm chất ý chí như tính kiên trì, sự quyết tâm, ý thức kỷ luật tự giác…như là những điều kiện để sinh viên gặt hái được những thành công trong cuộc sống và học tập. [24]
1.4. Nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân
1.4.1. Biểu hiện nội dung nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân hôn nhân
Nhận thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân trong nghiên cứu đề cập đến 6 phương diện: 1/Sức khỏe sinh sản tình dục; 2/Tâm lý đối phương; 3/Vấn đề tài chính;
4/Vấn đề khơng gian sinh sống và điều kiện cơ sở vật chất trong hôn nhân; 5/Việc xây dựng các mối quan hệ trong hôn nhân; 6/Về vấn đề khủng hoảng hôn nhân.
a. Vấn đề về sức khỏe sinh sản tình dục
Ở độ tuổi thanh niên, vấn đề về sức khoẻ sinh sản tình dục là một mối quan tâm lớn nhưng cũng có ảnh hưởng đến tâm lý thanh niên và những quyết định lớn lao trong cuộc đời của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng.
Những bận tâm của sinh viên về vấn đề này cũng chính là câu trả lời cho những dự định hơn nhân trong tương lai của họ. Có ba nhóm nội dung chính của vấn đề về sức khỏe sinh sản tình dục:
Nhóm 1: Khả năng sinh con
Theo nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc chủ quan trong đời sống hôn nhân ở Đà Nẵng” tác giả Nguyễn Thị Thúy đã chỉ ra có tới 50,8% (122 người được khảo sát) cho rằng mục đích kết hơn để duy trì nịi giống [15;134]. Hơn nữa, đối với văn hóa Việt Nam, gia đình nhiều thế hệ mang lại sức mạnh tinh thần lớn lao cho mỗi cá nhân, vì vậy, việc có con nối dõi tơng đường vẫn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu sau đám cưới. Trên thực tế việc có thai cũng dẫn đến quyết định kết hôn của khá nhiều cặp đơi. Vì vậy, khả năng có con cũng là mục đích đầu tiên đối với việc thăm khám Sức khỏe sinh sản, tình dục tiền hơn nhân.
Nhóm 2: Các bệnh phụ khoa
Khơng chỉ khả năng sinh con, việc tìm hiểu và chuẩn bị tâm lý cho vấn đề các bệnh phụ khoa cũng là điều cần thiết để có mối quan hệ hôn nhân bền vững. Bệnh phụ khoa hầu hết lây lan qua đường tình dục, việc quan tâm đến vấn đề này nhằm bảo vệ sức khỏe tình dục cho 2 người.
Nhóm 3: Vấn đề sinh lý
Nhu cầu sinh lý là một trong những nhu cầu cơ bản nhất trong hôn nhân. Theo nhiều nghiên cứu về ly hôn, đây là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc giữa hai người, và nhiều người đi đến quyết định ly hơn chỉ vì khơng được thỏa mãn nhu cầu tình dục. Nếu khơng có sự chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này, mâu thuẫn trong hôn nhân có thể xảy ra nếu một trong hai người gặp vấn đề về sinh lý. Chuẩn bị tốt cho vấn đề sinh lý đóng vai trị quan trọng để gắn kết hai người.
Để chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân, liên quan đến vấn đề này thì sinh viên thường tìm kiếm những con đường để nâng cao nhận thức cho bản thân thông qua: Đọc sách báo, tài liệu về vấn đề SKSS tình dục; Thăm khám và được tư vấn về SKSS tình dục trước hơn nhân; Thay đổi thói quen ăn uống, lối sống để đảm bảo SKSS, tình dục; Chuẩn bị trước những cách ứng phó với tình huống khơng mong muốn về vấn đề SKSS tình dục; Chia sẻ với đối phương về các vấn đề liên quan tới SKSS, tình dục.
b. Vấn đề về việc sẵn sàng chấp nhận tâm lý đối phương
Trước hơn nhân, việc tìm hiểu đối phương và chấp nhận tâm lý đối phương – người bạn đời đi đến kết hơn với mình là một trong nội dung cốt lõi của việc ra quyết
định kết hơn hoặc chung sống. Do đó, để chấp nhận được tâm lý đối phương cần chấp nhận được:
1/ Sự khác biệt về tâm lý giới
Trong cùng một vấn đề nhưng suy nghĩ của nam giới lại khác với nữ giới. Việc hiểu về tâm lý đối phương để biết sự khác biệt trong quan điểm sống và các đưa ra quyết định, xử lý vấn đề của họ với mình như thế nào là việc tối quan trọng để có một cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc. Nếu khơng nắm được sự khác biệt về giới, chúng ta dễ dàng quy chụp đối phương theo suy nghĩ của mình, đồng thời xảy ra các mâu thuẫn khơng đáng có về sự khác biệt trong quan điểm cá nhân và cách nhìn nhận vấn đề.
2/ Sự khác biệt về tính cách, thói quen sinh hoạt và quan điểm sống
Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có một mơi trường sống riêng và khác biệt, có tính riêng và quan điểm sống riêng. Tơn trọng sự khác biệt chính là chìa khóa của bình đẳng và hạnh phúc. Nếu chúng ta theo “chủ nghĩa cá nhân”, đòi hỏi đối phương “sống” như mình, nghĩ như mình và ra quyết định giống mình, thì sẽ tạo ra sự ức chế