Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về chuẩn bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của sinh viên đại học tại hà nội về việc chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân (Trang 79 - 85)

8. Cấu trúc của đề tài

2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về chuẩn bị

bị tâm lý trước hôn nhân

a. Yếu tố khách quan

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của SV về CBTLTHN, tác giả đưa ra nhóm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong các yếu tố khách quan thì việc

“Hướng dẫn/ trao đổi của bố mẹ về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân” là một trong

những yếu tố quan trọng, vì gia đình là mơi trường đầu tiên ảnh hưởng tới quan điểm của con cái về cuộc sống. Tuy nhiên, theo quan điểm của SV 3 trường thì yếu tố này khơng được đánh giá cao, chỉ đạt ĐTB 1,47 ở nam và 1,80 ở nữ. ĐTB ở nữ giới cao hơn chứng minh việc trao đổi, chia sẻ và lo lắng của cha mẹ dành cho nữ giới cao hơn nam giới trong việc CBTLTHN.

Bảng 2.24. So sánh giữa nam và nữ ĐTB về Hướng dẫn/ trao đổi của bố mẹ về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân

Hướng dẫn/ trao đổi của bố mẹ về chuẩn bị tâm lý trước hơn nhân Giới tính ĐTB ĐLC Nam 1.47 0.88 Nữ 1.8 0.93 Sig 0,002

So sánh SV nông thôn và thành phố cho thấy, các em ở vùng nông thôn bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc “trò chuyện của những người xung quanh về CBTLTHN”. Một phần do đặc thù văn hóa nơng thơn, sự trị chuyện, chia sẻ diễn ra hàng ngày giữa những mối quan hệ xung quanh; việc giao tiếp giữa họ có tần suất cao hơn ở thành phố; là cơ hội để các em lắng nghe, học hỏi từ những người đi trước. Ngược lại, môi trường bận rộn ở thành phố khiến thời gian tiếp xúc các mối quan hệ hàng xóm, gia đình xung quanh hạn chế hơn, là rào cản để các em tiếp cận các kinh nghiệm cuộc sống từ những người xung quanh.

đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ cho hoạt động học tập các kiến thức CBTLTHN.

Về ngun nhân “chưa có chương trình đào tạo về CBTLTHN” trong môi trường

đào tạo của được các em trường SP: ĐHSP Nghệ thuật Trung ương đánh giá cao hơn các trường khác.

Bên cạnh đó, khi phỏng vấn em H.Đ.M, sinh viên ĐH Công nghệ GTVT, cũng cho rằng “việc tiếp cận các kiến thức tiền hơn nhân của em cũng gặp nhiều khó khăn do môi trường đào tạo kiến thức chủ yếu liên quan đến kỹ thuật”. Kết quả khảo sát chỉ ra SV ĐH Phương Đơng có ĐTB thấp hơn các trường khác, cho thấy mức độ khó khăn của các em trong việc tìm hiểu kiến thức về CBTLTHN được giảm nhẹ. Tuy vậy, trên thực tế các nội dung ở trường lại chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu học tập của các em về CBTLTHN, kể cả với khối XH tại trường ĐH Phương Đông. ĐTB của item “các nội dung đào tạo ở trường chưa có hiệu quả với nhận thức về CBTLTHN” được sinh viên ĐH Phương Đông (Khối xã hội) cho điểm cao nhất (1,73) so với hai trường còn lại.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng khác phải kể đến là: Các nội dung đào tạo ở trường chưa có hiệu quả với nhận thức về CBTLTHN.

Theo kết quả so sánh ba ngành học, thì các em đều đánh giá thấp item này: Khối tự nhiên – Khối xã hội và Khối nghệ thuật đều chỉ nằm trong mức 1,08 đến 1,68 điểm. Điều này cho thấy giả thiết về việc "các nội dung đào tạo ở trường ảnh hưởng đến nhận thức về CBTLTHN là có căn cứ.

Với lý do Chuyên ngành SV theo học có điều kiện tiếp cận những kiến thức về CBTLTHN nhiều hay ít, khi phỏng SV trường ĐH Công nghệ GTVT “theo em những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân? Tại sao ảnh hưởng?” Thì em HTMT cho biết em T.T.A trường ĐH Công nghệ GTVT cho biết, “trường em thì ít học các mơn xã hội, nếu có ít cũng khơng hề liên quan đến vấn đề hôn nhân, bọn em bận học chuyên ngành và nhiều hoạt động khác nên cũng không quan tâm đến CBTL THN”. Tuy nhiên theo kết quả so sánh ba ngành học, thì các em đều đánh giá thấp item này: Khối tự nhiên – Khối xã hội và Khối nghệ thuật đều chỉ nằm trong mức 1,08 đến 1,68 điểm. Điều này cho thấy giả thiết về việc “các nội dung đào tạo ở trường ảnh hưởng đến nhận thức về CBTLTHN” chưa được các em đánh giá cao.

Nguyên nhân “chưa có điều kiện kinh tế để học” các em nông thôn lựa chọn nhiều hơn với ĐTB = 1,30; trong khi SV thành phố có ĐTB 1,02.

b. Yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về CBTLTHN, ở nội dung “Sự hiểu biết về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân của bản thân sinh viên” đa số SV chọn mức “ảnh hưởng nhiều”, có tới 121 em, chiếm 96%.

Bảng 2.25. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về CBTLTHN

Yếu tố thành phần ĐTB ĐLC

Khơng có điều kiện kinh tế để học 1.17 1.043

Sự hiểu biết về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân của bản thân sinh viên 1.95 0.942 Do chưa đến thời điểm chuẩn bị kết hôn nên sv chưa quan tâm 1.56 0.922

Do chưa có thời gian 1.46 1.178

Bảng 2.26. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức của SV về CBTLTHN

Yếu tố chủ quan Thống kê

Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều

Sự hiểu biết về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân của bản thân sinh viên

Tần suất 29 54 121 96

Phần trăm 9.7 18.0 40.3 32.0

Do chưa đến thời điểm chuẩn bị kết hôn nên sv chưa quan tâm

Tần suất 45 87 123 45

Phần trăm 15.0 29.0 41.0 15.0

Do chưa có thời gian Tần suất 69 82 102 45

Phần trăm 23.0 27.3 34.0 15.0

Mức độ mong muốn của SV đối với việc nhân cao nhận thức về CBTLTHN tương đối cao, đa số SV chọn “muốn” (160 sv chiếm 53,3%), chỉ có 9,3% chọn “không muốn” (28 SV), 10,7% chọn “rất muốn” (28 SV) và ít muốn là 26,7% (80 SV). Bảng 2.27.

Bảng 2.27. Thống kê tần suất các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân

Đáp án Tần suất Phần trăm

Mức độ mong muốn nâng cao nhận thức về CBTLTHN

Không muốn 28 9.3

Ít muốn 80 26.7

Muốn 160 53.3

Rất muốn 32 10.7

Tính cần thiết của việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về CBTLTHN cho SV

Không cần thiết 24 8

Ít cần thiết 91 30.3

Cần thiết 185 61.7

Ý định mua các chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân

Không 150 50

Phân vân 92 30.7

Đánh giá về tính cần thiết của CBTLTHN, đa số các em đánh giá là “cần thiết” (180SV, chiếm 61,7%), chỉ có 8% (24SV) cho rằng “khơng cần thiết”, cịn lại là “ít cần thiết”.

Theo Bảng 2.26, mặc dù đa số sinh viên dành sự quan tâm tới CBTLTHN tương đối nhiều (47.3% “Quan tâm nhiều” và 30.7% “Quan tâm”) và đánh giá tính cần thiết, mức độ mong muốn của SV về CBTLTHN là cao, nhưng mức độ sẵn sàng “hành động” để tìm hiểu kiến thức về CBTLTHN lại rất thấp) nên Item “Quyết định tham khảo để mua các chương trình đào tạo” chỉ có 19.3% trả lời “Có” trong khi có tới 50% “Khơng”.. Một mặt do sinh viên là đối tượng ít tiền, mặt khác các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học kiến thức về CBTLTHN nên không sẵn sàng bỏ ra một số tiền để học.

Bảng 2.28. Các kênh tìm hiểu về CBTLTHN

Các kênh tìm hiểu về CBTLTHN Đáp án Tần suất Phần trăm

Sách báo, truyền hình, Internet Khơng biết Biết 184 61.3

116 38.7

Các khóa học Khơng biết 268 89.3

Biết 32 10.7

Các câu lạc bộ Không biết 274 91.3

Biết 26 8.7

Người khác chia sẻ Không biết Biết 227 75.7

73 24.3

Quan sát xung quanh Không biết 87 29.0

Biết 213 71.0

Đối với các kênh tìm hiểu về CBTLTHN, do việc thuận lợi từ các phương tiện truyền thông trong nhiều năm gần đây nên không khó khăn để các em có được các kiến thức về CBTLTHN, vì vậy vấn đề biết hay khơng biết về các kênh này phụ thuộc vào việc các em có chủ động tìm kiếm hay khơng. Thực tế cho thấy số phần trăm các em “Biết” thông qua “Quan sát xung quanh” lại cao nhất, chiếm tới 70%, nhưng thông qua “Sách báo, truyền hình, Internet” chỉ có 89%. Điều này được lý giải là do cuộc sống hàng ngày các em tiếp xúc với nhiều mối quan hệ, từ đó các thơng tin có thể đến một cách khách quan (vơ tình các em có được). Cịn thơng tin từ “Sách báo, truyền hình, Internet” cũng phong phú, qua phim ảnh, đời sống của các ngôi sao, các tin tức xã hội v.v… và một phần các em chủ động tìm kiếm, nhưng giả thiết này không cao, hoặc các em chưa thực sự có động cơ đủ mạnh mẽ để tìm hiểu rõ ràng về CBTLTHN (số sinh viên chọn “Rất muốn” nâng cao nhận thức của mình về chuẩn bị tâm lý trước hơn nhân chỉ có 32 em, chiếm 10.7%), điều này thể hiện ở các ý: “Các khóa học” các em chọn “Biết” chỉ có 10%, “Các câu lạc bộ” chỉ có 8.7%. Item “Người khác chia sẻ” là 24% cho thấy, mặc dù tỷ lệ chưa cao nhưng các em cũng đã được những người xung quan mong muốn/ chủ động chia sẻ để các em có thêm kiến thức/ kỹ năng sống nói chung và CBTLTHN nói riêng. Đặc biệt là trong gia đình, văn hóa giáo dục con cái

thông qua kiến thức, kinh nghiệm của phụ huynh và những người đi trước luôn được phát huy cho thế hệ sau. Xem bảng 2.29.

Bảng 2.29. Lựa chọn của SV về thời điểm cần CBTLTHN

Thành phần nội dung Tần suất Phần trăm

Khi đã lập gia đình được 5 năm 2 0.7

Khi đã lập gia đình 5 1.7

Khi chuẩn bị kết hôn 179 59.7

Khi có người u, chưa tính kết hơn 84 28

Khi chưa có người yêu 30 10

Đối với câu hỏi quan điểm về thời điểm cần CBTLTHN, đa số SV chọn đáp án sai, số SV cho rằng nên CBTLTHN khi chuẩn bị kết hôn là 179 em, chiếm 59.7%. Điều này phản ánh mức độ “chủ quan” trong tư tưởng của SV đối với việc CBTLTHN. Số liệu cũng cho thấy đa phần các em chưa quan tâm đến việc CBTLTHN cho mình. Bên cạnh đó, có 28% (84 SV) chọn phương án “Khi có người yêu, chưa tính kết hơn”; 2,4% cịn lại cho rằng nên CBTLTHN khi đã lập gia đình hoặc sau khi lập gia đình 5 năm cho thấy sự thờ ơ đối với việc CBTLTHN. Và chỉ có 10% (30 SV) chọn đáp án đúng, con số tuy rằng thấp so với tổng số SV khảo sát nhưng cũng cho thấy một bộ phận SV đã có ý thức về CBTLTHN sớm. Tuy nhiên việc đại đa số không nhận thức được thời điểm đúng đắn cần CBTLTHN dẫn đến nhận thức của các em về vấn đề này chưa có cơ hội được tăng lên tối ưu.

Tiểu kết chương 2

Trường ĐH Phương Đông, ĐH Công nghệ GTVT và ĐHSP Nghệ thuật Trung ương là ba trong số các trường tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội; là các khu vực sầm uất, náo nhiệt, nhiều điều kiện và cơ hội phát triển. Tuy vậy mức độ nhận thức của SV ĐH ở đây vẫn còn chưa cao, phù hợp với giả thiết ban đầu. Về mặt lý thuyết các em còn chưa nắm rõ khái niệm CBTLTHN, tuy nhiên về mặt ứng dụng thì SV có điểm TB cao hơn phần lý thuyết ở mức độ nhất định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về CBTLTHN đều chỉ được đánh giá ở mức thấp. Các em cũng đã thể hiện nhu cầu muốn nâng cao nhận thức về CBTLTHN thông qua ĐTB của tiểu nội dung này.

Đảm bảo cho việc nghiên cứu khách quan nhất, chúng tôi đã xác định các hoạt động khảo sát, đánh giá phân tích cụ thể để đưa chương trình thực nghiệm phù hợp với trình độ nhận thức và đặc thù của khách thể.

Chương 3

THỰC NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN VỀ VIỆC CHUẨN BỊ TÂM LÝ

TRƯỚC HÔN NHÂN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của sinh viên đại học tại hà nội về việc chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)