8. Cấu trúc của đề tài
3.3.3. Ứng dụng trong vấn đề xây dựng mối quan hệ trong hôn nhân
Do gia đình nhà đối phương là con một nên bố mẹ của người ấy muốn bạn dọn về sống chung để tiện người chăm sóc cho con cái sau này, cũng là để người ấy có thể báo hiếu cơng ơn ni dạy. Tuy nhiên, những mâu thuẫn có thể xảy ra với gia đình bên ấy. Bạn có chuẩn bị gì cho tình huống này?
Đối với tình huống này, đa số SV đã đánh giá được tình huống, có thái độ đúng đắn đề phân tích vấn đề; xác định được hành động một cách chín chắn, có tới 62,7% sinh viên chọn phương án phản ánh toàn bộ nội dung trên (“Đúng hồn tồn” - Ứng dụng tốt).
Bên cạnh đó, chỉ 25% SV chọn đáp án “Tương đối đúng” (Ứng dụng Khá) là 11, là đáp án phản ánh việc SV biết suy nghĩ để nắm được vấn đề. Còn 11,7% chọn đáp án “Đúng một phần, sai một phần” (Ứng dụng TB), phản ánh việc sinh viên có biết lo lắng về vấn đề sống chung. Đây là mối quan ngại của nữ giới nhiều hơn là nam giới, điều này cũng phản ánh ở ĐTB của nữ là 2,65, trong khi ở nam là 2,31. ĐTB chung của cả nam và nữ là 2,48; ở mức trung bình.
Bảng 3.12. Mức độ ứng dụng của CBTLTHN trong vấn đề Xây dựng mối quan hệ trong hôn nhân
Đáp án vấn đề Xây dựng mối quan hệ
trong hôn nhân Tần suất Phần trăm
Tôi nhận thấy ở cùng gia đình đối phương là một thử thách khá lớn với bất kỳ ai. Nếu phù hợp thì khơng sao, cịn khơng phù hợp thì cuộc sống sẽ rất căng thẳng
35 11.7
Tơi nghĩ trước hết phải tìm hiểu các đặc điểm văn hóa, tính cách của mỗi người trong gia đình bên ấy để xem xét về đề nghị này
76 25.3
Thực ra bố mẹ có lý do phù hợp với nguyện vọng của mình và tơi cũng vậy. Tơi sẽ phải thống nhất quan điểm của mình với người ấy dựa vào tình hình cụ thể. Nếu quyết định của chúng tơi là ở riêng thì tơi sẽ nhờ người ấy từ từ thuyết phục bố mẹ để họ hiểu và chấp nhận
188 62.7