Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT tạ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá chương trình đào tạo trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại trường đại học sư phạm kỹ thuật đại học đà nẵng (Trang 74 - 79)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT tạ

Trƣờng ĐHSPKT-ĐHĐN

2.5.1. Điểm mạnh

Trong những năm qua, Trường ĐHSPKT - ĐHĐN đã không ngừng quan tâm đến công tác TĐG CTĐT nhằm cải tiến chất lượng đào tạo, nâng tầm vị thế của Nhà trường và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường.

Đội ngũ CBQL tương đối ổn định, có nhiều kinh nghiệm quản lý đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, ngồi ra các thành viên chủ động phối hợp công việc với nhau, có những đề xuất, nội dung, biện pháp và các sáng kiến áp dụng vào công việc để đạt hiệu quả. Nhiều CB được đào tạo ở nước ngoài, tiếp cận với các CTĐT tiên tiến nên triển khai, hỗ trợ tốt cho công tác TĐG CTĐT.

Vì là một trong những đơn vị thành viên của ĐHĐN, Nhà trường nhận được nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia trong lĩnh vực ĐBCL của ĐHĐN, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chuyên gia của Trung tâm Kiểm định CLGD - ĐHĐN thường xuyên tư vấn, hỗ trợ về chuyên mơn, tập huấn trong cơng tác KĐCLGD nói chung và cơng tác TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT nói riêng.

CBQL, GV đã có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT với sự phát triển của nhà trường, từ đó làm tiền đề cho việc quyết tâm triển khai hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT tại Trường ĐHSPKT – ĐHĐN một cách hiệu quả.

Ban giám hiệu Trường ĐHSPKT-ĐHĐN đã có sự chỉ đạo sâu sát trong hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT và coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo để cải tiến. Nhà trường đã ban hành các kế hoạch, xây dựng lộ trình kịp thời để cơng tác TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT được hoàn thành đúng tiến độ.

2.5.2. Hạn chế

Tính chủ động trong việc thực hiện các công tác KĐCL giữa các các đơn vị trong Trường chưa được đồng bộ, các hệ thống biểu mẫu, giấy tờ chưa được chuẩn hóa, thống nhất.

Đội ngũ tham gia hoạt động TĐG CTĐT của Nhà trường đa phần là kiêm nhiệm và chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng viết báo cáo TĐG CTĐT.

Chưa xây dựng được đội ngũ kế thừa trong công tác kiểm định và ĐBCL trong Nhà trường.

Cải tiến sau đánh giá chưa rõ nét.

Nguồn kinh phí dành cho các hoạt động TĐG CTĐT của Nhà trường còn hạn hẹp.

Dữ liệu liên quan phục vụ cho việc TĐG cung cấp chưa kịp thời và đồng bộ. Đa số GV chưa được bồi dưỡng chuyên sâu về KĐCLGD và TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT.

Các trang thiết bị kỹ thuật, CSVC và các nguồn lực chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu của hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT, chưa có chế tài nhất định để đẩy mạnh nâng cao nhận thức việc thực hiện hoạt động TĐG CTDDT trong KĐCL CTĐT.

2.5.3. Thời cơ

Bộ GD&ĐT đã ban hành hệ thống các văn bản đầy đủ và rõ ràng về TĐG nói chung và hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT nói riêng, trong đó có nhiều văn bản hướng dẫn khá cụ thể về quy trình, thủ tục, cách thức thu thập thông tin minh chứng.

Trường ĐHSPKT-ĐHĐN đã quan tâm chỉ đạo hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT và tổ chức tập huấn hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT cho các CBQL, GV và giáo vụ trong Nhà trường. Ngồi ra, Nhà trường cịn tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng, làm việc với chuyên gia về hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT để có kiến thức kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT tại trường.

Mục đích của TĐG CTĐT là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và đăng ký đánh giá ngoài. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển bền vững, Nhà trường cần phải thực hiện TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT.

Sự hội nhập với xu thế KĐCLGD cả nước và tiêu chuẩn KĐCLGD quốc tế thúc đẩy Nhà trường không ngừng thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng để nâng cao chất lượng mình, trong đó hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT được xem là biện pháp hữu hiệu, then chốt giúp Nhà trường nâng cao chất lượng.

Các trường thành viên của ĐHĐN và một số trường khắp cả nước đều đã và đang thực hiện hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT. Do đó, Trường ĐHSPKT- ĐHĐN có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các trường bạn để triển khai hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT đạt hiệu quả. CB, GV của Trường ĐHSPKT-ĐHĐN ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT đối với việc nâng cao CLGD.

Nhà trường có các dự án liên quan đến hỗ trợ cho công tác Đào tạo của Nhà trường, có các đồn chun gia đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức giảng dạy. Hỗ trợ kinh phí xây dựng CSVC, phòng học, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đào tạo.

2.5.4. Thách thức

Đa số CBQL, GV tham gia hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT với hình thức kiêm nhiệm, bận nhiều cơng việc ở trường nên không đầu tư được thời gian thỏa đáng cho hoạt động TĐG CTĐT. Phần lớn các nội dung, hoạt động triển khai vẫn từ

Phịng Khảo thí & ĐBCLGD là chính, và Phịng Khảo thí & ĐBCL vẫn phải hướng dẫn cụ thể, đôn đốc đến từng đơn vị trong Nhà trường. Các nhóm chuyên trách có nhiều CV tham gia nhưng chưa được tập huấn bồi dưỡng các kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin, minh chứng, chưa biết cách viết báo cáo tiêu chí. Thiếu sự phối hợp giữa các nhóm chuyên trách trong quá trình tự đánh giá, các buổi thảo luận chung giữa các nhóm chuyên trách, giữa các nhóm chuyên trách với Hội đồng tự đánh giá về các báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn cịn ít.

Hoạt động TĐG chưa trở thành hoạt động thường kỳ và thường xuyên trong Nhà trường.

Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện liên tục, thường xuyên, khả năng kiểm tra, đánh giá, tư vấn hướng dẫn cho GV của CBQL cịn hạn chế.

Cơng tác thơng tin tun truyền trong CB, GV, SV và phụ huynh về hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT ít được quan tâm thực hiện. Vì vậy, sự hỗ trợ từ phụ huynh, SV còn rất hạn chế.

Hoạt động TĐG CTĐT địi hỏi một quy trình triển khai thực hiện khoa học, được kiểm sốt chặt chẽ. Hội đồng TĐG và nhóm chuyên trách vì thiếu kinh nghiệm, nên lúng túng bị động trong chỉ đạo và gặp nhiều khó khăn.

Các nguồn lực về tài chính và điều kiện CSVC chưa thật sự đảm bảo cho hoạt động ĐBCLGD của Nhà trường hoạt động có hiệu quả. Bộ GD&ĐT đã quy định nguồn chi cho hoạt động ĐBCLGD là từ ngân sách tự chủ của đơn vị CSGD nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể.

2.6. Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT tại Trường ĐHSPKT-ĐHĐN ở chương 2 của luận văn đã phân tích, đánh giá mặt mạnh, hạn chế, thời cơ, thách thức của hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT tại Trường ĐHSPKT-ĐHĐN.

Thực trạng quản lý hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT ở tại Trường ĐHSPKT-ĐHĐN cho thấy Nhà trường đã triển khai hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT, đội ngũ CBQL nhiệt tình, tâm huyết và có năng lực quản lý tương đối tốt; sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ GD&ĐT và ĐHĐN đã tạo động lực để Nhà trường triển khai tốt hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT.

Tuy nhiên, hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT ở Nhà trường vẫn bộc lộ những yếu kém, khó khăn nhất định, trong đó đặc biệt là vấn đề bồi dưỡng, tập huấn công tác TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT chưa được tổ chức thường xuyên, dẫn đến

năng lực trong công tác TĐG CTĐT của CB, GV còn hạn chế và sự thiếu thốn CSVC và điều kiện tài chính cho hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT. Về lâu dài, cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác ĐBCL để chuẩn hóa đội ngũ cho Nhà trường. Ngoài ra, Nhà trường cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc triển khai hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT.Chính vì vậy, việc đề xuất và áp dụng biện pháp quản lý hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT tại Trường ĐHSPKT-ĐHĐN là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu ở chương 2 là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG CTĐT trong KĐCL CTĐT tại Trường ĐHSPKT-ĐHĐN.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG KIỂM ĐỊNH CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI

HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá chương trình đào tạo trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại trường đại học sư phạm kỹ thuật đại học đà nẵng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)