Tổng quan về hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định về mô hình hợp tác công-tƣ:

Một phần của tài liệu Mô hình hợp tác công tư - PPP (Trang 42)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƢ TẠI VIỆT NAM, NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN

3.2.1 Tổng quan về hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định về mô hình hợp tác công-tƣ:

hợp tác công-tƣ:

Hiện nay, trong khung pháp luật điều chỉnh PPP tại Việt Nam, có hai văn bản có tính pháp lý cao nhất là Luật Đầu tư 2005và Luật Đấu thầu 2005. Luật

43

Đầu tư quy định việc quản lý hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, bao gồm đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước vào tổ chức kinh tế, đầu tư Nhà nước vào hoạt động công ích, đầu tư bằng nguồn tín dụng phát triển. Luật Đấu thầu quy định về quy trình, thủ tục, các hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với các gói thầu của các dự án.

Bên cạnh đó, còn kể tới sự liên quan của các hoạt động PPP với Luật Ngân sách nhà nước và Luật Xây dựng. Luật Ngân sách nhà nước quy định tổng thể về chi phí đầu tư phát triển, bao gồm đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do Trung ương quản lý; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, chi bổ sung dự trữ Nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Luật Xây dựng quy định quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư có hoạt động xây dựng, bao gồm thẩm quyền lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, từ sau khi ban hành Nghị định 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước, Nhà nước ta còn ban hành một loạt Nghị định khác quy định chi tiết về việc thực hiện mô hình PPP và các hình thức của nó tại Việt Nam.Trong số đó, tính tới thời điểm hiện nay, các văn bản còn hiệu lực thi hành gồm Nghị định 108/2009/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 24/2011/NĐ-CP và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg.

Trong đó, Nghị định 108/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2009 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 24/2011/NĐ-CP quy định cụ thể các nội dung:

 Thẩm quyền ký kết và thực hiện dự án.

 Nguồn vốn thực hiện dự án.

 Lĩnh vực đầu tư theo hình thức BOT,BTO,BT;xây dựng danh mục và công bố dự án.

44

 Lựa chọn nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng dự án.

 Nội dung Hợp đồng dự án.

 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện dự án .

 Chuyển giao công trình dự án.

 Những ưu đãi và đảm bảo đầu tư đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án

 Nhiệm vụ của các Bộ, Ngành.

Còn Quyết định 71/2010/QĐ-TTg quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo phương thức đối tác công-tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, y tế, môi trường. Quyết định đã quy định các nội dung cơ bản để tiến hành dự án PPP, bao gồm:

 Phần tham gia của Nhà nước và dự án.

 Chuẩn bị dự án, lập danh mục dự án.

 Lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng dự án.

 Nội dung hợp đồng dự án.

 Cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện dự án.

 Quyết toán và chuyển giao công trình.

 Ưu đãi và đảm bảo đầu tư.

 Nhiệm vụ của các Bộ , Ngành.

Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng của Nghị định 108/2009/NĐ-CP và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg tác giả nhận thấy 2 văn bản này còn tồn động một số vấn đề mà hai văn bản này chưa đề cập và chưa thể giải quyết được hiện nay. Đó là, chưa có cơ chế đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư một cách hiệu quả khi xảy ra tranh chấp, cũng như là chưa có cơ chế đảm bảo cho rủi ro của ngân sách nhà nước khi thực hiện các dự án này; thứ hai đó là sự vênh nhau trong quy định bắt buộc thành lập doanh nghiệp dự án của hai văn bản này và các văn bản dưới nó,

45

chính điều này đã gây lúng túng cho các nhà đầu tư, thậm chí cả các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Những tồn tại này dẫn đến sự thiếu tin tưởng của nhà đầu tư tư nhân vào môi trường PPP của Việt Nam. Do đó để giải quyết những tồn động này tác giả xin đưa ra ba câu hỏi như sau:

- Thứ nhất, Bản chất Hợp đồng PPP và cơ chế giải quyết tranh chấp của chúng ra sao.

- Thứ hai, phía chính quyền ai là đối tác trong hợp đồng công-tư.

- Thứ ba, nhà đầu tư có nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp khi thực hiện dự án.

Trong bài nghiên cứu của mình với mong muốn góp một phần công sức vủa mình vào việc hoàn thiện hệ thống pháp lý của Việt Nam, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân vào nền kinh tế của Việt Nam. Tiếp theo tác giả xin đi sâu phân tích, đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho ba câu hỏi được đặt ra trong Nghị định 108/2009/NĐ-CP và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg mà chúng ta vừa nêu ra ở trên.

Một phần của tài liệu Mô hình hợp tác công tư - PPP (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)