2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.3.3. Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003
Luật Đất đai 1993 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/1993. Với các quy định tại Luật này thì “đất có giá” và ng−ời sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ cụ thể.
+ Tại Điều 12 quy định “Nhà n−ớc xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi th−ờng thiệt hại khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng theo thời gian”.
+ Điều 27 quy định “Trong từng tr−ờng hợp thật cần thiết, Nhà n−ớc thu hồi đất đang sử dụng của ng−ời sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng thì ng−ời bị thu hồi đất đ−ợc đền bù thiệt hại” [24].
Căn cứ Luật Đất đai 1993, Chính phủ đ2 ban hành Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 quy định về việc bồi th−ờng thiệt hại khi Nhà n−ớc thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Để đáp ứng yêu cầu của x2 hội và sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, Quốc hội đ2 liên tục sửa đổi Luật đất đai vào các năm 1998 và 2001. Theo đó, Chính phủ và các bộ ngành đ2 ban hành các văn bản quy định về chính sách bồi th−ờng GPMB.
+ Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồi th−ờng thiệt hại khi Nhà n−ớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
+ Thông t− 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính h−ớng dẫn thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.
Chính sách bồi th−ờng GPMB theo quy định tại Nghị định 22/1998/NĐ- CP và thông t− 145/1998/TT-BTC:
Đối t−ợng đ−ợc đền bù thiệt hại: ng−ời bị thu hồi đất có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản hợp pháp phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối t−ợng phải đền bù thiệt hại: ng−ời sử dụng đất đ−ợc Nhà n−ớc giao đất, cho thuê đất.
Phạm vi áp dụng: đền bù thiệt hại khi Nhà n−ớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Phạm vi đền bù thiệt hại:
+ Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi. + Đền bù về tài sản hiện có.
+ Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những ng−ời phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.
+ Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho ng−ời có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề nghiệp.
chuyển, GPMB.
Điều kiện đ−ợc đền bù thiệt hại về đất: Đ−ợc quy định rất cụ thể, chi tiết tại Điều 6 Nghị định 22/1998/NĐ-CP.
Giá đất để tính đền bù thiệt hại: đ−ợc xác định trên cơ sở giá đất của địa ph−ơng ban hành kèm theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bào giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nh−ợng quyền sử dụng đất của địa ph−ơng.
Chính sách hỗ trợ:
+ Hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, trợ cấp ngừng việc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian ngừng sản xuất.
+ Chi phí di chuyển đối với các cơ quan Nhà n−ớc, tổ chức chính trị-x2 hội, đợ vị sự nghiệp, đơn vị lực l−ợng vũ trang nhân dân phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới.
+ Hỗ trợ đối với ng−ời sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà n−ớc nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ nếu không tiếp tục thuê nhà của Nhà n−ớc.
+ Hỗ trợ các đối t−ợng chính sách và tiền th−ởng đối với tr−ờng hợp thực hiện đúng kế hoạch.
Tái định c−: Đ−ợc quy định cụ thể, chi tiết tại Ch−ơng V nh−: Quy định thẩm quyền lập, trình duyệt khu tái định c−; điều kiện bắt buộc phải có của khu tái định c− và việc bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu tái định c−, nguồn vốn xây dựng khu tái định c−.
Tổ chức thực hiện: Nghị định quy định rõ trình tự thực hiện đền bù thiệt hại và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, việc thành lập và nhiệm vụ của Hội đồng đền bù GPMB [11].