CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Bằng những kết quả thống kê mô tả về cách thức giải quyết dịng tiền bất ổn tại các cơng ty ở Việt Nam. Bài nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng mô tả trong 5 giải pháp để giải quyết dòng tiền bất ổn được giả định bao gồm sử dụng nguồn tiền nội tại và sử dụng nguồn tiền bên ngồi thì các cơng ty thường cắt giảm chi đầu tư trước tiên sau đó mới cắt giảm chi cổ tức, và giá trị cắt giảm đầu tư lớn hơn nhiều so với giá trị cổ tức cắt giảm, các cơng ty thường có xu hướng duy trì mức cổ tức ổn định hoặc nếu bắt buộc phải cắt giảm chi cổ tức thì cũng chỉ ở mức thấp. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề dòng tiền bất ổn chủ yếu từ những kết quả thống kê mơ tả đó là sử dụng nguồn tiền từ hoạt động tài chính bao gồm vốn góp chủ sở hữu, nợ vay, và nguồn khác. Trong đó các cơng ty bị thiếu hụt dòng tiền thường sử dụng nợ vay để bù đắp dòng tiền thiếu hụt là chủ yếu, huy động vốn góp chủ sở hữu là giải pháp thứ hai. Đặc biệt tác giả khám phá ra rằng khi cơng ty có dịng tiền thặng dư thì chúng thường trả bớt nợ vay, trong khi đó vẫn gia tăng việc huy động vốn góp của cổ đơng. Ngồi ra tác giả còn phát hiện một điều thú vị rằng các công ty tại Việt Nam thường không giảm quỹ tiền mặt đang nắm giữ để giải quyết tính bất ổn dịng tiền mà ngược lại các cơng ty có xu hướng gia tăng việc nắm giữ tiền mặt.
Đồng thời cũng qua những bằng chứng thống kê mô tả bài nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng sơ bộ đầu tiên về mối quan hệ phi tuyến giữa hai quyết định cổ tức và quyết định đầu tư dưới sự tác động đồng thời của dòng tiền bất ổn.
Những bằng chứng thực nghiệm từ kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu hồi quy từng khúc (mơ hình 2) đã chứng minh rằng dưới tác động của dòng tiền bất ổn mối quan hệ giữa quyết định cổ tức và đầu tư có những thay đổi khác nhau. Tác động của dòng tiền bất ổn lên hệ số độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư khi mức độ bất ổn dòng tiền thấp ( xếp hạng độ bất ổn dòng tiền nhỏ hơn 3) dương và xu hướng tăng, chứng tỏ độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư dương và có xu hướng tăng. Khi mức độ bất ổn dòng tiền cao (xếp hạng độ bất ổn dịng tiền lớn hơn hoặc bằng 3) thì tổng tác
động của dòng tiền bất ổn lên hệ số độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư là âm và có xu hướng giảm, chứng tỏ rằng độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư âm và có xu hướng giảm.
Nhằm kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa cổ tức và đầu tư. Tác giả thực hiện hồi quy mơ hình đa thức dạng bậc hai (mơ hình 3). Kết quả ước lượng đã xác nhận rằng mối quan hệ giữa cổ tức và đầu tư là phi tuyến dưới tác động của dòng tiền bất ổn và tồn tại hiệu ứng chữ “U ngược”.