Mô tả biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cổ tức, đầu tư, tính bất ổn của dòng tiền bằng chứng thực nghiệm tại VN (Trang 31)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mô tả biến

Dựa theo nghiên cứu của Deng et al. (2013), khung lý thuyết nền tác giả đưa ra các dự báo sau cho bài nghiên cứu :

– Khi mức độ bất ổn dòng tiền thấp, độ bất ổn dòng tiền càng tăng sẽ tác động khiến cho độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư dương và gia tăng. Khi mức độ bất ổn dòng tiền cao, độ bất ổn dòng tiền sẽ tác động khiến cho độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư trở nên âm và giảm.

– Khi mức độ bất ổn dòng tiền thấp sẽ tác động khiến độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư tăng dần, khi mức độ bất ổn dòng tiền tiếp tục tăng cao khi đó sẽ tác động khiến độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư sau khi đạt giá trị cực đại thì sẽ giảm dần.

Trong phương pháp đo lường các biến tác giả phần lớn tham khảo cách đo lường biến của Deng et al. (2013). Tuy nhiên tác giả cũng có một số điều chỉnh phù hợp cho nguồn dữ liệu tại Việt Nam theo những nghiên cứu của những tác giả khác. 3.2.1Biến Phụ thuộc:

Đầu tư (I_TA):

Đầu tư là khoản chi đầu tư của cơng ty trong năm tài chính dùng để mua sắm xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình nhằm phục vụ cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh.

Dựa theo nghiên cứu của Deng et al. (2013) về “cổ tức, đầu tư, tính bất ổn dòng tiền: bằng chứng thực nghiệm tại Trung Quốc” cách tính biến đầu tư như sau:

I_TA= ¢hi đầu tư mua sắm sây dựng TS¢Đ hữu hình,TS¢Đ rơ hình năm t Tổng tài sản năm t–1. 3.2.2Biến độc lập:

3.2.2.1Cổ tức (DIV)

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của công ty cổ phần trong năm tài chính. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Đo lường biến cổ tức bằng thước đo cổ tức chi trả bằng tiền mặt dựa theo nghiên cứu của Chaya and Suh (2009) về “ chính sách cổ tức, và tính bất ổn dịng

tiền”; nghiên cứu của Deng et al. (2013) về “cổ tức, đầu tư, tính bất ổn dịng tiền: bằng chứng thực nghiệm tại Trung Quốc”:

¢ổ tức tiền mặt trên mỗi cổ phần năm t

DIV =

Tổng tài sản trên mỗi cổ phần năm t–1.

Nhằm mục đích đo lường tác động của chi cổ tức lên khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Chi cổ tức sẽ làm giảm dịng tiền hoạt động của cơng ty qua đó gián tiếp làm giảm khả năng chi đầu tư của doanh nghiệp do đó cổ tức được kỳ vọng có tương quan âm với đầu tư.

3.2.2.2Xếp hạng độ bất ổn của dịng tiền (Rank)

Tính bất ổn dịng tiền là đặc tính thể hiện sự khơng ổn định trong dòng tiền hoạt động của công ty. Mức độ thiếu hụt dòng tiền lớn, hoặc mức độ biến thiên trong dịng tiền hoạt động rịng của cơng ty lớn là những nguyên nhân khiến cho các cơng ty có mức độ bất ổn dịng tiền cao.

Độ bất ổn của dòng tiền là đại lượng đo lường mức độ ổn định của dịng tiền hoạt động trong cơng ty, đây là một nhân tố quan trọng tác động lên quyết định cổ tức và đầu tư trong lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Độ bất ổn dịng tiền được đo lường bởi 2 đại diện đó là sự thiếu hụt của dịng tiền và sự biến động của dòng tiền dựa theo nghiên cứu của Deng et al. (2013) nghiên cứu về “cổ tức, đầu tư, tính bất ổn dịng tiền: bằng chứng thực nghiệm tại Trung Quốc”; Chaya and Suh (2009) nghiên cứu về “chính sách cổ tức và tính bất ổn dịng tiền”; và Jayaraman (2008) nghiên cứu về “biến động lợi nhuận, biến động dịng tiền và thơng tin giao dịch”.

Tác giả thực hiện việc tính tốn biến xếp hạng mức độ bất ổn của dòng tiền (Rank) qua các bước như sau:

Bước 1: Tính tốn giá trị các thước đo đại diện cho độ bất ổn dòng tiền

Trước khi thực hiện việc xếp hạng độ bất ổn dòng tiền (Rank) tác giả sẽ thực hiện tính tốn giá trị của 2 thước đo đại diện đó là mức độ thiếu hụt dòng tiền và mức độ biến động dòng tiền.

a. Đo lường mức độ thiếu hụt dòng tiền (CashShort_TA):

Sự thiếu hụt dòng tiền là trạng thái mà ở đó nguồn tiền hiện tại của doanh nghiệp khơng có đủ để đáp ứng cho các nhu cầu chi đầu tư và chi trả cổ tức trong năm tài chính.

Tác giả ước lượng mức độ thiếu hụt dịng tiền dựa theo nghiên cứu của Deng et al. (2013). Tồn bộ những phân tích của tác giả trong bài nghiên cứu này giả định rằng các công ty chỉ sử dụng 5 cơng cụ tài chính để giải quyết tính bất ổn của dịng tiền đó là cắt giảm cổ tức, cắt giảm đầu tư, nguồn tiền từ hoạt động đầu tư, nguồn tiền từ hoạt động tài chính và giảm số dư tiền mặt. Cơng thức tính tốn mức độ thiếu hụt dòng tiền năm t (Cashshort_TA) như sau:

Đầu tư kỳ vọ ng năm t + €ổ tứ c kỳ vọ ng năm t – Tiê` n hoạt động kinh

doanh năm t Cashshort_TA = Tổng tài sản năm t–1. Tương đương: Cashshort _TA = € ô ̉ t ư ́ c đ a ˜ c ă ' t g i a ̉ m + Đ â ` u t ư đ a ˜ c ă ' t g i a ̉ m + ti ê ` n H ĐĐ T + ti ê ` n H Đ T € + G i ả m s ô ' d ư ti ề n m ặ t Tổng tài sản năm t–1. Trong đó:

Đầu tư kỳ vọng năm t: đây là khoản tiền chi cho đầu tư dự kiến trong năm t

dùng để mua sắm tài sản sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình dựa trên mức độ chi đầu tư năm liền trước. Tác giả tính tốn theo Daniel et al. (2008) và Deng et al. (2013) :

- Đầu tư kỳ vọng năm t

=

¢hi đầu tư năm t– 1 Tổng tài sản

năm t–2 x tổng tài sản năm t-1

Cổ tức kỳ vọng năm t: là cổ tức bằng tiền mặt mà công ty dự kiến chi trả cho các cổ đông năm t với kỳ vọng bằng cổ tức tiền mặt đã được chi trả trong liền trước. Tác giả thực hiện tính tốn theo nghiên cứu của DeAngelo and DeAngelo (1990); DeAngelo, DeAngelo, and Skinner (1994) và Healy and Palepu (1990):

- Cổ tức kỳ vọng năm t¢ổ tức bằng tiền mặt năm

t–1

Số 1ượng cổ phần năm

t–1

x số lượng cổ phần năm t.

Tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) là tiền ròng được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của cơng ty, thể hiện khả năng tạo tiền của công ty để trang trải các khoản nợ, duy trì hoạt động kinh doanh, chi trả cổ tức, đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Tác giả thực hiện đo lường theo Deng et al. (2013) và chuẩn mực kế tốn Việt Nam, sử dụng số liệu tiền rịng hoạt động sản xuất kinh doanh năm t của công ty trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp:

- Phương pháp trực tiếp: Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh năm t = Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác - Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ - Tiền chi trả cho người lao động - Tiền chi trả lãi vay - Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp + Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

- Phương pháp gián tiến: Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh năm t = Lợi nhuận trước thuế + Điều chỉnh các khoản (Khấu hao tài sản cố định + Các khoản dự phòng + Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện + Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư) + thay đổi vốn lưu động (Tăng, giảm các khoản phải thu + Tăng, giảm hàng tồn kho+Tăng, giảm các khoản phải trả +Tăng, giảm chi phí trả trước + Tiền lãi vay đã trả + Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp + Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh + Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh)

Cổ tức đã cắt giảm : là chênh lệch giữa giá trị cổ tức đã kỳ vọng của công

ty trong năm t và giá trị thanh toán cổ tức bằng tiền mặt thực tế đã chi trả cho các cổ đông năm t. Tác giả thực hiện tính tốn theo nghiên cứu của Deng et al. (2013) :

- Cổ tức đã cắt giảm = Cổ tức bằng tiền mặt kỳ vọng năm t – Cổ tức

tiền mặt đã chi năm t. Với Cổ tức kỳ vọng năm t = ¢ổ tức bằng tiền mặt

năm t–1

x

Số 1ượng cổ phần năm t–1

Đầu tư đã cắt giảm : là chênh lệch giữa giá trị đầu tư đã kỳ vọng của công

ty trong năm t và giá trị chi đầu tư của công ty năm t. Tác giả thực hiện tính tốn theo nghiên cứu của Daniel et al. (2008), Deng et al. (2013) :

- Đầu tư đã cắt giảm = Đầu tư kỳ vọng năm t – Chi đầu tư trong năm

t. Với Đầu tư kỳ vọng năm t =¢hi đầu tư năm t–1

Tổng tài sản năm t–2

x tổng tài sản năm t-1.

Tiền hoạt động đầu tư (HĐĐT): là tiền ròng tạo ra từ hoạt động đầu tư

trong năm tài chính có liên quan đến các hoạt động của công ty như mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền, thể hiện khả năng tạo tiền từ hoạt động đầu tư của công ty. Tác giả tính tốn dựa theo nghiên cứu của Deng et al. (2013) và chuẩn mực kế toán Việt Nam, sử dụng số liệu trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của cơng ty. Nhằm đánh giá mức độ bù đắp thiếu hụt dịng tiền từ hoạt động đầu tư, khi tính tốn tác giả đã loại trừ khoản tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ:

- Tiền ròng hoạt động đầu tư trong kỳ ( đã loại trừ tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ) = Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và

các tài sản dài hạn khác + Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác + Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác + Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia - Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác - Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - Mua lại khoản góp vốn của cổ đơng thiểu số trong công ty con + các khoản khác có liên quan đến hoạt động đầu tư.

Tiền hoạt động tài chính (HĐTC): là tiền rịng được tạo ra từ hoạt động tài

chính của cơng ty trong năm t, có liên quan đến quy mơ và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay, thể hiện khả năng huy động vốn từ các nguồn tài chính bên ngồi của cơng ty. Tác giả tính tốn dựa theo nghiên cứu của Deng et al. (2013) và chuẩn mực kế toán Việt Nam, sử dụng số liệu trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty. Nhằm đánh giá khả năng bù đắp sự thiếu

hụt dịng tiền từ nguồn tài chính bên ngồi, theo Deng et al. (2013) khi tính tốn tác giả đã loại trừ khoản tiền chi trả cổ tức năm t:

- Tiền hoạt động tài chính (đã loại trừ tiền chi trả cổ tức bằng tiền mặt) = tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

+ Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được - Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành - Tiền chi trả nợ gốc vay - Tiền chi trả nợ th tài chính +các khoản khác có liên quan đến HĐTC

Giảm số dư tiền mặt: là chênh lệch giữa số dư tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm tài chính và cuối năm tài chính của cơng ty. Thước đo này đo lường mức độ sử dụng quỹ tiền mặt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tác giả đo lường dựa theo nghiên cứu của Deng et al. (2013):

- Giảm số dư tiền mặt năm t = tiền và tương đương tiền đầu kỳ +ảnh

hưởng thay đổi tỷ giá – tiền và tương đương tiền cuối kỳ

Ý nghĩa thước đo mức độ thiếu hụt dòng tiền (Cashshort_TA):

 Nếu giá trị Cashshort_TA > 0, có nghĩa là dịng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty không đáp ứng đủ cho các nhu cầu chi trả cổ tức và chi đầu tư kỳ vọng trong năm tài chính. Điều này chứng tỏ cơng ty đang bị thiếu hụt dòng tiền.

 Nếu giá trị Cashshort_TA < 0, có nghĩa là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh công ty đáp ứng tốt cho các nhu cầu chi trả cổ tức và chi đầu tư kỳ vọng trong năm tài chính. Điều này chứng tỏ cơng ty đang có dịng tiền thặng dư.

b. Đo lường mức độ biến động dòng tiền (CFVol):

Mức độ biến động dòng tiền là đại lượng đo lường mức độ thay đổi của dòng tiền hoạt động kinh doanh trong 5 năm gần đây của cơng ty. Nó được xem như là đại lượng đo lường rủi ro trong dòng tiền hoạt động của công ty, mức độ biến động

dịng tiền cao sẽ khiến cho chi phí để thu hút nguồn tài chính bên ngồi càng gia tăng vì nhà đầu tư thường ngại rủi ro (Minton and Schrand, 1999). Mức độ biến động dòng tiền càng cao càng khiến cho khả năng công ty bị thiếu hụt dịng tiền càng tăng khi đó nó sẽ tác động đến khả năng đầu tư của công ty (Jayaraman, 2008). Đồng thời dịng tiền biến động sẽ có tác động đến quyết định chi trả cổ tức của công ty ( Chaya and Suh, 2009).

Tác giả đo lường mức độ biến động dòng tiền (CFVol) theo nghiên cứu trước đây của Chaya and Suh (2009) về “chính sách cổ tức và tính bất ổn dịng tiền”; Jayaraman (2008) nghiên cứu “biến động lợi nhuận, biến động dịng tiền và thơng tin giao dịch”:

CFVol= độ lệch chuẩn của Tiền hoạt động kinh doanh năm t năm t, t-1, t-2, t-3, t-4.

Tổng tài sản năm t–1.

Bước 2: Xếp hạng mức độ bất ổn của dịng tiền

Sau khi tính tốn giá trị mức độ thiếu hụt dịng tiền (Cashshort_TA) của các công ty trong mẫu quan sát. Tác giả thu được 1,400 mẫu quan sát công ty – năm về mức độ thiếu hụt dòng tiền (Cashshort_TA). Thực hiện theo nghiên cứu của Deng et al. (2013) tác giả tiếp tục tiến hành việc xếp hạng các cơng ty dựa theo tiêu chí giá trị thiếu hụt dòng tiền trong chuỗi dữ liệu 1,400 quan sát công ty - năm. Thực hiện phân chia mẫu quan sát cơng ty - năm thành 5 nhóm mức độ thiếu hụt dòng tiền từ thấp đến cao nhất dựa theo giá trị mức độ thiếu hụt dòng tiền (Cashshort_TA) đã được đo lường của tại bước 1. Nhằm thực hiện phân chia mẫu quan sát thành 5 mức độ thiếu hụt dòng tiền khác nhau, tác giả đã sử dụng hàm PERCENTILE (array, k) trong Excel để thực hiện ngũ phân vị chuỗi dữ liệu 1,400 quan sát công ty – năm theo như nghiên cứu của Deng et al. (2013) . Kết quả thực hiện phân vị như bảng 3.2:

Bảng 3.2: Bảng kết quả ngũ phân vị giá trị thiếu hụt dòng tiền (Cashshort_TA):

Giá trị Xếp hạng mức độ thiếu hụt dòng tiền (Rank) Mẫu quan sát (Công ty – năm) (1) (2) (3) -2.13 ≤ Cashshort_TA ≤ -0.06 1(min) 280 -0.06 < Cashshort_TA ≤ 0.02 2 280 0.02 < Cashshort_TA ≤ 0.08 3 280 0.08 < Cashshort_TA ≤ 0.18 4 280 0.18 < Cashshort_TA ≤ 1.50 5 (max) 280

(Nguồn: tính tốn dựa trên dữ liệu nghiên cứu của tác giả )

Theo bảng 3.2 thể hiện kết quả thực hiện ngũ phân vị chia mức độ thiếu hụt dịng tiền thành 5 nhóm. Giá trị thiếu hụt dòng tiền trong năm tài chính của các công ty sẽ đối chiếu với bảng kết quả bảng 3.2 so sánh với cột 1 (giá trị thiếu hụt) và nhận nhóm xếp hạng thiếu hụt dịng tiền tương ứng tại cột 2 (Rank). Qua bảng 3.2 tác giả nhận thấy nhóm 1 thể hiện các cơng ty có mức độ thiếu hụt dịng tiền thấp nhất (nhóm có dịng tiền thặng dư) với giá trị -2.13 ≤ Cashshort_TA ≤ -0.06. Nhóm 5 thể hiện các cơng ty có mức độ thiếu hụt dịng tiền nghiêm trọng nhất với giá trị Cashshort_TA nằm trong khoảng từ 0.18 đến 1.50.

Tương tự như thước đo mức độ thiếu hụt dòng tiền. Sau khi tính tốn giá trị mức độ biến động dòng tiền (CFVol) tác giả thu được 900 quan sát công ty – năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cổ tức, đầu tư, tính bất ổn của dòng tiền bằng chứng thực nghiệm tại VN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w