7. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT trên địa
2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động
Cơng tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDĐĐ học sinh là mộ t công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Để biết thực trạng này, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 15 CBQL và 113 GV, với câu hỏi “xin anh/chị cho biết ở nơi
mình đang cơng tác sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng khác để giáo dục đạo đức cho học sinh ở mức độ như thế nào?”
Bảng 2.16. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng GDĐĐ
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng (1-Hồn tồn khơng quan trọng; 2-khơng QT; 3- ít QT; 4-QT; 5- rất QT) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3-T.bình; 4- khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X
1 Xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh
0 0 0 15 113 4.9 0 0 0 16 112 4.9
2 Quản lý việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh
0 0 0 12 116 4.9 0 0 0 15 113 4.9
3 Quản lý việc xác định nội dung, hình thức phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh
0 0 0 11 117 4.9 0 0 2 8 118 4.9
4 Quản lý việc xác định cơ chế phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh
0 0 0 46 82 4.6 0 0 1 46 82 4.6
5 Kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh
0 0 4 19 104 4.8 0 0 1 10 117 4.9
6 Xây dựng các điều kiện về thông tin, CSVC, thiết bị, tài chính cho cơng tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh
0 0 5 58 66 4.5 0 0 7 48 73 4.5
Mức độ trung bình (X ) 4.8 4.8
Qua kết quả ở bảng 2.16 ta thấy: Đa số được chọn ở mức độ thực hiện tốt với điểm TB 4.8. Điều này cho thấy Lãnh đạo các nhà trường đã rất quan tâm đến việc quản lý sự phối hợp trong việc GDĐĐ học sinh. Chú trọng sự phối kết hợp với gia đình học sinh và ban đại diện hội CMHS tuy nhiên sự phối kết hợp với các cơ quan
đoàn thể khác thì chưa được chú trọng. Trong thực tế việc kết hợp với gia đình và ban đại diện hội CMHS cịn ít, chủ yếu cũng chỉ thơng qua các đại hội đầu năm và kết thúc học kỳ I, học kỳ II mà thơi. Ngồi ra, những trường hợp học sinh cá biệt thì nhà trường cũng có mời phụ huynh học sinh cùng với công an địa phương tới để cùng giải quyết. Việc phối kết hợp này chủ yếu để giải quyết đối với học sinh đã vi phạm đạo đức, chứ chưa phải cùng bàn bạc để tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tại địa phương, chưa tổ chức được các buổi hội thảo, bồi dưỡng kỹ năng cơ bản cho CMHS để GDĐĐ cho con em. Trong quá trình GDĐĐ cho HS thì việc quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức kinh tế - xã hội ngoài nhà trường chưa được chú trọng một cách thích đáng và hiệu quả.
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Bảng 2.17. Thực trạng quản lý các điều kiện GDĐĐ học sinh
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng (1-Hồn tồn khơng quan trọng; 2-khơng QT; 3- ít QT; 4-QT; 5- rất QT) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3-T.bình; 4- khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X
1 Môi trường tinh thần cho HĐGD đạo đức có tính thân thiện, khuyến khích GV và HS sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện
0 0 0 32 95 4.7 0 0 2 32 94 4.7
2 Môi trường vật chất được thiết kế an toàn, thân thiện và có tính giáo dục, thẩm mỹ cao
0 0 0 35 93 4.7 0 0 12 51 65 4.4
3 Trang thiết bị, tài liệu phục vụ HĐGD đạo đức được trang bị theo chuẩn, phù hợp nội dung, yêu cầu đổi mới GD
0 0 0 55 73 4.6 0 0 15 42 71 4.4
4 Các mối quan hệ hợp tác, chia sẽ nguồn lực trong tổ chức HĐGD đạo đức với các bên liên quan được tổ chức đa dạng, hợp lý
0 0 1 54 74 4.6 0 0 19 35 74 4.4
5 Nguồn lực tài chính ổn định, đảm bảo các yêu cầu chi phí cho HĐGD theo chuẩn
0 0 4 19 104 4.8 0 0 1 10 117 4.9
6 Chính sách nội bộ (quy chế chi tiêu nội bộ) có tính khuyến khích, ưu đãi đối với GV, NV, LLGD, HS có thành tích trong GDĐĐ
0 0 2 42 84 4.6 0 0 11 36 80 4.5
Qua kết quả ở bảng 2.17 ta thấy ở mức độ thực hiện được chọn lựa ở mức tốt với điểm TB 4.6. Điều này cho thấy các nhà trường đã rất chú trọng đến việc quản lý các điều kiện để thực hiện việc GDĐĐ học sinh, bên cạnh đó việc quản lý ở một vài nội dung chưa thật hiệu quả. Thực tế quan sát việc quản lý các điều kiện GDĐĐ học sinh và nghiên cứu hồ sơ trang thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác GDĐĐ học sinh ở các trường trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy một số trường CSVC tương đối đầy đủ, có sân chơi, bãi tập nhưng vẫn chưa đạt chuẩn dùng cho công tác giáo dục nói chung, cơng tác GDĐĐ cho học sinh nói riêng ở mức độ cao. Một số trường điều kiện CSVC chưa đảm bảo, chưa có nhà đa năng, chưa có sân chơi, bãi tập chưa đảm bảo, trang thiết bị cịn thiếu, các phịng thí nghiệm, thực hành chưa đạt hoặc chỉ mới ở mức đạt yêu cầu. Từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả của công tác GDĐĐ cho học sinh.
Về tài chính, nguồn thu của các trường chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí chỉ đủ chi lương và chi cho một số hoạt động quản lý khác. Kinh phí chi cho các hoạt động tập thể hầu như khơng có, chi cho hoạt động văn hóa TDTT, NGLL, tham quan học tập... còn hạn hẹp. Việc đầu tư tài chính cho các hoạt động GDĐĐ học sinh của các trường phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người Hiệu trưởng, chưa có kế hoạch phân bổ cụ thể cho hàng năm, nên cũng ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức và hiệu quả của công tác GDĐĐ học sinh.
2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT