7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT trên địa
3.2.3. Biện pháp 3 Thực hiện bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá
26/2020, TT 32/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục đích thực hiện
Căn cứ TT 32/2020 của Bộ GDĐT ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2020 về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học đã quy định: “Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện
theo quy định của chương trình giáo dục phổ thơng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; bảo đảm tính tồn diện, cơng bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ; chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và cơng cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.”
hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông đã quy định các căn cứ để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm gồm có:
(a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, cơng nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
(b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Từ các quy định trên, nhà trường xây dựng các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên cơ sở các tiêu chí, qui định của Bộ GDĐT ban hành theo TT 58/2011, TT 26/2020, TT 32/2020, bổ sung thêm các tiêu chí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại Tp.Tam Kỳ nhằm mục đích giáo dục cho HS hồn thiện về nhân cách và trở thành công dân tốt của thành phố. Trên cơ sở bám sát Quy chế xếp loại hiện nay theo TT 58/2011, TT 26/2020, TT 32/2020 nhà trường hoàn thiện các nội dung đánh giá cụ thể nhằm tạo ra kết quả đánh giá khách quan công bằng, giúp cho nhà trường dễ dàng trong việc giáo dục đạo đức HS và cũng giúp cho HS dễ dàng phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phân công trực tiếp một phó hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu những điểm đổi mới của các thông tư, nghị định, từ đó đề xuất bổ sung, điều chỉnh một số nội dung, tiêu chí giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
Hiệu trưởng tổ chức những buổi tọa đàm, lấy ý kiến từ các tổ chức trong nhà trường: Đảng bộ, BGH, cơng đồn, Đồn thanh niên, tổ chuyên môn, giáo viên, hội cha mẹ, giám thị (quản sinh), chi hội khuyến học… về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT theo TT 58/2011, TT 26/2020, TT 32/2020 của Bộ GDĐT. Thông qua thực tế đánh giá tại từng tiêu chí, những nội dung tiêu chí nào giữ nguyên, hay những tiêu chí nào cần bổ sung hoặc bớt đi. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng việc cụ thể hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, tạo căn cứ, điều kiện dễ dàng cho các tổ chức trong nhà trường: Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản sinh đánh giá, xếp loại đạo đức HS một cách thuận lợi, tạo ra kết quả đánh giá khách quan công bằng cho HS.
Điều kiện thực hiện
Điều kiện về cơ sở vật chất
In ấn các nghị quyết, thông tư, nghị định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục, ngành, Sở Giáo dục về đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh, đặc biệt là các thay đổi, điều chỉnh trong việc đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh.
Chuẩn bị phòng họp cho 150 người để tổ chức họp bàn, lấy ý kiến về sự bổ sung, điều chỉnh đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh.
Điều kiện tài chính
Trích một phần kinh phí để bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách nghiên cứu việc bổ sung, điều chỉnh đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh theo các thông tư mới.
Điều kiện về con người
Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong tất cả các nội dung của biện pháp.
Hiệu trưởng chỉ đạo quyết liệt cho phó hiệu trưởng phụ trách ngoài giờ đầu tư, nghiên cứu các thay đổi về đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh, khi cần thiết mời các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ để đảm bảo tính khoa học, tính phù hợp, hiệu quả.
Chọn lựa chuyên gia đảm bảo các tiêu chí theo Kế hoạch của biện pháp. Phải đảm bảo có sự đồng lịng từ lãnh đạo đến nhân viên trong nhà trường.
Điều kiện về chính sách
Nghiên cứu các chính sách từ trung ương, Bộ, ngành, Sở để hỗ trợ cho đối tượng tham gia giáo dục đạo đức ( nếu có )
Nhà trường tìm nguồn kinh phí hợp pháp (có thể từ việc xã hội hóa, từ tổ chức cựu học sinh… ) để chi trả cho chuyên gia tham gia hỗ trợ, các cán bộ trực tiếp nghiên cứu việc điều chỉnh các thay đổi trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.