9. Cấu trúc, bố cục của luận văn
1.2. Khái niệm chính của đề tài
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trong hệ thống giáo dục, trường học là đơn vị cơ sở. Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương.
Tác giả P.V. ZiMin, M.I. Kônđakôp: “Quản lý nhà trường là hệ thống xã hội sư
phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và các tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và thế hệ giáo dục đang lớn lên”.
Tác giả Đặng Quốc Bảo đã viết: “Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn
ra q trình đào tạo giáo dục với hoạt động tương tác của hai nhân tố “Thầy - Trò”. “Trường học là bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở”. [8]
Đa phần các hoạt động giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường. Theo đó, quan niệm QLGD ln đi kèm với quan niệm quản lý nhà trường. Các nội dung QLGD luôn gắn liền với nội dung quản lý nhà trường. Quản lý nhà trường có thể được coi như là sự cụ thể hóa cơng tác QLGD.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý trường học là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng thế hệ học sinh” [27].
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý nhà trường phổ thông là quản lý dạy và
học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, để dần tới mục tiêu giáo dục” [12].
Tác giả Trần Kiểm, cho rằng: “Quản lý nhà trường xem như quản lý hoạt động
giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống tác động có hướng đích của Hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (GV, cán bộ nhân viên và HS), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thơng tin,...), đến các ảnh hưởng ngồi nhà trường một cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội...) nhằm đạt mục tiêu giáo dục” [21].
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là
những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường
(giáo viên, nhân viên, và người học...) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục” [10].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và từng HS" [28].
Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là
làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mục tiêu giáo dục [34].
Từ đó, có thể thấy, “Quản lý nhà trường” chính là bộ phận của “Quản lý giáo
dục”. Có thể thấy cơng tác quản lý trường học bao gồm xử lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường.
Quản lý nhà trường bao gồm: Quản lý các quá trình giáo dục; Quản lý các điều kiện CSVC, tài chính và nhân lực, mơi trường. Các thành tố cơ bản của quá trình giáo dục, bao gồm: Mục tiêu giáo dục (MT); Nội dung giáo dục (ND); Phương pháp giáo dục (PP); Giáo viên (GV); Học sinh (HS); Phương tiện giáo dục (PT).
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục
Từ những cách tiếp cận trên có thể hiểu quản lý nhà trường là quản lý hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thể hiện tính chất nhà trường xã hội chủ nghĩa và tiêu điểm hội tụ là q trình giáo dục thế hệ trẻ, tiến tới hồn thành mục tiêu quá trình dạy học và giáo dục đó là: mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp; quản lý tài chính, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng.
Nói một cách khái quát: Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả.