9. Cấu trúc, bố cục của luận văn
1.3. Hoạt động dạy họ cở trường PTDTBT THCS
1.3.2. Đặc trưng hoạt động dạy họ cở cấp THCS
a. Đặc trưng của HS ở trường PTDTBT THCS
Cũng giống như lứa tuổi HS THCS, HS trường PTDTBT THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi (thiếu niên) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giai đoạn trẻ em và tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất tinh thần; hiếu động, ham thích cái mới lạ. Các em rất dễ sao lãng khi GV sử dụng đơn điệu các PPDH hoặc khơng khuyến khích được các em cùng tham gia. Do đó, GV cần sử dụng đa dạng các PPDH, trong đó đặc biệt chú trọng đến HĐDH tương tác giữa GV và HS trong dạy học, chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng dạy học theo nhóm cho thành thạo, tạo khơng khí học tập vui vẻ, hào hứng và khuyến khích sự tập trung sáng tạo trong học tập của các em.
* Về nhận thức:
Đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của HS THCS là sự hình thành và phát triển các tri thức lí luận, gắn với các mệnh đề. Các cấu trúc nhận thức này đuợc các em thu nhận thông qua việc học tập các môn học trong nhà trường như: Tốn, Vật lí, Hố học, Giáo dục cơng dân... Sự hình thành tự ý thức là một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Mức độ phát triển về chất của tự ý thức sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ đời sống tâm lí của thiếu niên, đến tính chất hoạt động của các em cũng như việc hình thành mối quan hệ của thiếu niên với
những người khác. Trên cơ sở nhận thức và đánh giá được mình, các em mới có khả năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động của bản thân cho phù hợp với yêu cầu khách quan, giữ được vị trí xứng đáng trong xã hội, trong lớp học, trong nhóm bạn.
* Về phát triển tư duy:
Ở lứa tuổi này, HS có khả năng phân tích tài liệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất, những mối liên hệ, quan hệ mang tính quy luật... khi lĩnh hội, giải quyết nhiệm vụ. Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá ở HS THCS phát triển mạnh. Khả năng suy luận của các em tương đối hợp lí và có cơ sở sát thực.
Khác với nhi đồng, HS THCS phân tích nhiệm vụ trí tuệ bằng cách tạo ra những giả định khác nhau, những liên hệ giữa chúng và kiểm tra những giả thuyết này. Các em phát triển kỹ năng sử dụng những giả thuyết để giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ trong việc phân tích hiện thực.
HS THCS muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn giải quyết bài tập, nhiệm vụ theo những quan điểm, lập luận, cách diễn đạt riêng, khơng thích trả lời máy móc như nhi đồng. Các em không dễ tin, không dễ chấp nhận ý kiến người khác, muốn tranh luận, chứng minh vấn đề một cách sát thực, rõ ràng, thậm chí đơi khi muốn phê phán những kết luận, những phán đoán của nguời khác.
Trên thực tế, tư duy của HS THCS còn bộc lộ một số hạn chế như các em hiểu bản chất của khái niệm song không phải lúc nào cũng phân biệt đuợc dấu hiệu đó trong mọi truờng hợp; gặp khó khăn trong khi phân tích mối liên hệ nhân quả... Ngồi ra đối với một số HS, hoạt động nhận thức chưa trở thành hoạt động độc lập, tính kiên trì trong học tập còn yếu.
Từ những đặc điểm trên, GV cần chú ý phát triển tư duy trừu tượng cho HS THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong học tập, hướng dẫn các em biện pháp rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập, có phê phán.
* Về tri giác:
Ở HS THCS, tri giác của các em có trình tự, có kế hoạch và hồn thiện hơn. Các em có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp khi tri giác sự vật, hiện tượng. Các em đã sử dụng hệ thống thơng tin cảm tính linh hoạt tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của tư duy. Khả năng quan sát phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân.
Tuy nhiên, tri giác của HS THCS cịn một số hạn chế: thiếu kiên trì, cịn vội vàng, hấp tấp, tính tổ chức, tính hệ thống trong tri giác cịn yếu. Vì vậy, GV cần rèn luyện cho các em kỹ năng quan sát qua các giờ giảng lí thuyết, các giờ thực hành, hoạt động NGLL, các sinh hoạt tập thể, hoạt động thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại...
* Về trí nhớ:
HS có khả năng sử dụng các loại trí nhớ một cách hợp lí, biết tìm các phương pháp ghi nhớ, nhớ lại thích hợp, có hiệu quả, biết phát huy vai trò của tư duy trong các quá trình ghi nhớ. Kỹ năng tổ chức hoạt động của HS THCS để ghi nhớ tài liệu, kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ được phát triển ở mức độ cao hơn nhiều so với ở tuổi nhi đồng.
Ghi nhớ của HS THCS cũng cịn một số thiếu sót: các em vẫn tùy tiện trong ghi nhớ, khi gặp khó khăn lại từ bỏ ghi nhớ ý nghĩa. Các em chưa hiểu đúng vai trò của ghi nhớ máy móc, xem đó là học vẹt, nên coi thường loại ghi nhớ này, do đó khơng nhớ đuợc tài liệu chính xác. Vì vậy, trong quá trình dạy học GV cần giúp các em phát triển tốt cả hai loại ghi nhớ trên.
* Sự phát triển chú ý:
Chú ý có chủ định ở HS THCS phát triển mạnh hơn so với nhi đồng. Sức tập trung chú ý cao hơn, khả năng di chuyển được tăng cường rõ rệt, khả năng duy trì chú ý được lâu bền hơn so với nhi đồng, chú ý của các em thể hiện sự lựa chọn rất rõ (phụ thuộc vào tính chất của đối tượng, vào hứng thú của HS THCS...).
Tuy nhiên trong sự phát triển chú ý của HS THCS cũng thể hiện mâu thuẫn: Một mặt, chú ý có chủ định ở các em phát triển mạnh. Mặt khác những ấn tượng và rung động mạnh mẽ, phong phú lại làm cho chú ý của các em không bền vững. Điều này phụ thuộc vào hứng thú nhận thức, vào tài liệu cần lĩnh hội, vào tâm trạng, thái độ của HS trong giờ học. Bởi vậy, GV cần tổ chức giờ học có nội dung hấp dẫn, địi hỏi HS phải tích cực hoạt động, tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài...
Đặc trưng riêng của HS ở các trường PTDTBT THCS Nam Trà My tỉnh Quảng Nam là người dân tộc Xơđăng, nhút nhác, thụ động, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ phổ thơng cịn hạn chế, tư duy chậm...
b. Nội dung hoạt động dạy học ở trường PTDTBT THCS
Nhiệm vụ HĐDH ở trường PTDTBT THCS được Bộ GD&ĐT xác định: Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thơng (CTGDPT) hiện hành theo định hướng phát triển PC&NL học sinh và bảo đảm thực hiện chương trình trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục cơng dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Cơng nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Theo đó, 10 mơn học sẽ điều chỉnh nội dung dạy học, gồm: Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của CTGDPT hiện hành; tích hợp một số nội dung thành các chủ đề; điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; đọc thêm; không làm; không thực hiện; khơng u cầu; khuyến khích HS tự đọc; khuyến khích HS tự học; khuyến khích HS tự làm; khuyến khích HS tự thực hiện.
Tổ chức dạy học theo KHGD cấp THCS; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; dạy học Ngoại ngữ và tổ chức dạy học 02
buổi/ngày (với những địa phương có điều kiện). HĐDH phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí HS dân tộc thiểu số.
HĐDH 02 buổi/ ngày là hình thức tổ chức dạy học, trong đó chuyển từ dạy học nửa ngày sang HĐDH cả ngày mà vẫn đảm bảo nội dung, kiến thức, chương trình. Hiệu trưởng không chỉ quan tâm giám sát và đánh giá việc dạy học của GV mà cần quan tâm nhiều hơn tới điều phối KHDH nhằm đảm bảo cho HS được học chương trình phù hợp ở trường; theo dõi tiến bộ của HS, từ đó có những điều chỉnh về cách dạy của GV và cách học của HS. Toàn bộ hoạt động của nhà trường phải được thiết kế hướng tới hoạt động học tập của HS sao cho kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của HS đạt mức cao nhất.
HĐDH 02 buổi/ngày ở trường PTDTBT THCS hiện nay được thực hiện theo định hướng: Bám sát nội dung KHGD cấp THCS quy định tại Quyết định số 26/2020/QĐ- BGD&ĐT ngày 17/9/2020 của Bộ GD&ĐT; đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của CTGDPT. Thực hiện tăng thời lượng kiến thức, kỹ năng các mơn học có nội dung khó; HS tự học có hướng dẫn của GV; tổ chức phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi phù hợp từng đối tượng HS; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của HS theo các nội dung tự chọn. Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục NGLL; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của KHGD, kế hoạch thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Căn cứ vào KHGD cấp THCS để bố trí hợp lý thời gian biểu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc: Buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 4 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày.
Vấn đề đặt ra cho Hiệu trưởng, GV nhà trường là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS trong điều kiện thiếu GV, thiếu CSVC, nhất là việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày đảm bảo đúng tinh thần chung, giúp HS đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, rèn được kỹ năng nhất là kỹ năng sống cho HS. Ngoài việc đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức kỹ năng, khơng chỉ những mơn văn hóa mà các mơn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoại ngữ… Quan trọng nhất là tạo được hứng thú cho HS trong quá trình học tập cả ngày tại trường, tránh nhàm chán, quá tải, làm cho HS ngại đến trường, đến lớp. Ngồi các mơn học văn hóa, các mơn năng khiếu thì hoạt động NGLL cũng là vấn đề cần phải quan tâm, cần có kế hoạch tổ chức cho HS tham gia, đặc biệt là đối với trường PTDTBT.
Từ những yêu cầu nêu trên có thể nói: HĐDH 02 buổi/ ngày là hoạt động dạy và học theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung, chương trình dạy học hiện hành mà chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý để họ tham gia, chủ động trong quá trình HĐDH tại trường, nhằm hướng tới hoạt động học tập của HS sao cho kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của HS đạt mức cao nhất, đạt được mục tiêu dạy học.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp kế hoạch dạy học cấp THCS
Nội dung giáo dục Số tiết/năm học
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Môn học bắt buộc
Ngữ văn 140 140 140 140
Toán 140 140 140 140
Ngoại ngữ 1 105 105 105 105
Giáo dục công dân 35 35 35 35
Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105 Khoa học tự nhiên 140 140 140 140
Công nghệ 35 35 52 52
Tin học 35 35 35 35
Giáo dục thể chất 70 70 70 70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70
Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105
Nội dung giáo dục của địa phương 35 35 35 35
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105
Ngoại ngữ 2 105 105 105 105
Tổng số tiết học/năm học (không kể các
môn học tự chọn)
1015 1015 1032 1032
Số tiết học trung bình/tuần (khơng kể các
môn học tự chọn)
29 29 29,5 29,5