Nguyên tắc xác lập các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 75 - 77)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính quy phạm pháp luật của các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của HĐDH tại các trường PTDTBT THCS Nam Trà My tỉnh Quảng Nam; nhu cầu của cha mẹ HS, đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thơng 2018; tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho HS, đáp ứng yêu cầu quản lý và giáo dục HS của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và mở rộng quy mô HĐDH, đáp ứng nhu cầu của cha mẹ HS và nhu cầu phát triển của xã hội. Các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào tính quy phạm pháp luật đó là:

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, “về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với quan điểm là: Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế GD&ĐT, phát triển đội ngũ GV và cán bộ QLGD là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng GD&ĐT, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục….Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, PPDH..

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển GD 2011-2020”; công văn số 7219/BGDĐ-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn dạy học 02 buổi/ ngày đối với các trường trung học từ năm học 2026-2017; công văn số1345/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về việc hướng dẫn dạy học hai buổi trên ngày đối với các trường trung học; công văn số 1377/SGDĐT-GDTrH ngày 7/9/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về việc điều chỉnh công văn hướng dẫn dạy học hai buổi trên ngày đối với các trường trung học; công văn số 1610/SGDĐT-GDTrH ngày 18/10/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về việc hướng dẫn dạy học 02 buổi/ngày đối với các trường phổ thơng. Trong đó có chỉ đạo rõ: Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý HS THCS; tăng thời lượng học tập, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện và trải nghiệm tạo môi trường cho học sinh phát triển toàn diện PC&NL, đồng thời tránh việc dạy thêm, học thêm ở THCS, tăng

cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường tiếp cận giáo dục cho HS có hồn cảnh khó khăn; Tăng cường dạy học ngoại ngữ, tin học đáp ứng việc thực hiện CTGDPT mới; Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy 02 buổi/ngày,….và đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo;….. đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của GV và cán bộ QLGD.

3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của các biện pháp

Yêu cầu tính thống nhất, đồng bộ của các biện pháp phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Các biện pháp QL HĐDH đều phải có tính thống nhất, logic, dựa trên các lý luận về QLGD, dựa trên các căn cứ quy định tại các văn bản của Nhà nước. Trong đó, tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo HĐDH của GV, hoạt động của HS, các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Các hoạt động này phải tạo được mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra nền nếp, kỷ cương, có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo mơi trường giáo dục tồn diện để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

Đảm bảo tính thống nhất của các biện pháp là đảm bảo vận dụng đồng loạt các biện pháp với nhau; có như vậy mới tạo được sức mạng tổng hợp, sức mạnh tương tác mà từng biện pháp riêng lẻ khơng thể thực hiện được. Tính thống nhất, đồng bộ để thực hiện các biện pháp là yếu tố không thể tách rời, là sợi dây liên kết để làm nên các biện pháp hiệu quả nhất đồng thời phát huy thế mạnh của từng biện pháp... Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường PTDTBT THCS.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn của địa phương trên cơ sở thực trạng hiện có của từng trường, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, phù hợp với quy luật khách quan và chủ quan của từng đơn vị trường học đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương. Các biện pháp được đề xuất phù hợp với khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người hiệu trưởng và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý. Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, đúng quy trình và có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau để đạt được mục tiêu và chất lượng giáo dục đề ra.

Các biện pháp QL HĐDH ở các trường PTDTBT THCS phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu dạy học mà Bộ GD&ĐT đã quy định. Tính khả thi cịn tính đến đảm bảo biện pháp thực hiện được đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, nguyên tắc đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả khi xây dựng các biện pháp QL HĐDH, tức là đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu QL HĐDH theo yêu cầu đặt ra. Tính hiệu quả yêu cầu tính đến đối với mọi đối tượng quản lý, mọi địa bàn quản lý và mục tiêu quản lý.

Các biện pháp mà tơi đề xuất với việc thăm dị ý kiến, đa số CBQL giáo dục đều thống nhất. Bởi vì, nó phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, phù hợp với quy luật

khách quan, phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương; đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương. Điều đó cho thấy, tương lại khơng xa mơ hình trường PTDTBT THCS sẽ mang lại hiệu quả cao đem lại hiệu ứng tích cực trong HĐDH, nâng cao được PC&NL cần đạt của mục tiêu giáo dục.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp đề xuất phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của ngành GD&ĐT, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và phù hợp chiến lượt phát triển giáo dục ở địa phương.

Đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi ở người nghiên cứu phải có tầm nhìn từ thực tiễn, thấy được những hạn chế thực tế ở địa phương, đồng thời cũng phải tuân thủ theo quy luật khách quan để đề ra biện pháp phù hợp nhất.

Các biện pháp được đề xuất cũng nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, giải quyết những khó khăn, bất cập, những cái chưa có cần phải làm, Phải tận dụng các cơ hội để vượt qua những khó khăn, yêu cầu của xã hội về phát triển giáo dục. Các yếu tố cấp bách cần tập trung giải quyết trong điều kiện hiện thực tại địa phương. Có đảm bảo tính thực tiễn thì mọi biện pháp mới mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng, mục tiêu cần đạt trong việc triển khai HĐDH. Đồng thời khơi gợi được nội lực của tập thể để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết trong điều kiện phát triển giáo dục tiểu học hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)