7. Cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT
Giáo dục được coi là biện pháp chủ yếu để ngăn chặn, hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng BLHĐ. Vì thế, ưu tiên hàng đầu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hiện nay là phải ủng hộ các hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là học sinh THPT.
Nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh về việc ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực học đường là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong và ngoài nhà trường. Từ nhận thức đầy đủ, mọi người sẽ thấy rõ trách nhiệm cá nhân, chủ động nhận diện, ngăn chặn, phịng ngừa và tích cực tham gia xây dựng nhà trường khơng có BLHĐ và góp phần mang lại trật tự xã hội.
ra, có ý thức tự giác điều chỉnh hành vi cho đúng đắn đồng thời góp phần tích cực của mình vào việc tuyên truyền phòng tránh BLHĐ đối với bạn bè và mọi người xung quanh
1.3.2. Nội dung hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT
Nội dung của GDPNBLHĐ cho học sinh phải phù hợp với tính đặc thù của đối tượng giáo dục. Nội dung của giáo dục được xác định đó là:
- Giáo dục hình thành và phát triển nhân cách, giao tiếp để hình thành và phát triển nhân cách, tâm sinh lý.
- Tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về xử lý các hành vi bạo lực, xâm phạm thân thể và nhân phẩm của người khác. Tuyên truyền về tác hại nguy hiểm của nạn BLHĐ.
- Nhận biết các biểu hiện BLHĐ, xác định nguyên nhân – có phương pháp phịng ngừa BLHĐ.
- Xử lý thông tin, báo cáo kịp thời các hành vi, sự việc BLHĐ...
- Xây dựng một chương trình phịng ngừa và can thiệp BLHĐ tồn diện.
Các cấp chính quyền địa phương, các ngành xây dựng chương trình giáo dục pháp luật, lồng ghép trong các chương trình giảng dạy với học tập, rèn luyện đạo đức lối sống, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, các mơ hình học tập cộng đồng, trang bị cho các em ở lứa tuổi thanh thiếu niên những quy định cơ bản về pháp luật PNBLHĐ ở các địa phương.
1.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT lực học đường cho học sinh THPT
Các hình thức giáo dục phịng ngừa BLHD cho học sinh
Giáo dục phòng ngừa BLHĐ phải được thực hiện bằng những hình thức phù hợp. - Thơng qua các hoạt động chính khóa: Hiện nay việc GDPNBLHĐ cho học sinh hầu hết đều thông qua các cơ sở giáo dục, trường học các cấp học. Việc dạy và học giáo dục công dân trong nhà trường, tại các cơ sở giáo dục đang là hình thức giáo dục chủ yếu.
- Thơng qua các hoạt động ngoại khóa: Ngồi ra, các em cịn được nhận nhiều hình thức giáo dục đặc thù khác như thơng qua các chương trình học tập ngoại khóa, dã ngoại, tọa đàm, các cuộc thi kể chuyện, tìm hiểu về pháp luật phịng chống BLHĐ dành riêng cho từng lứa tuổi, từng đối tượng. Qua đó, đã tác động tích cực đến các em thanh thiếu niên, học sinh nhận thức sâu sắc về nguyên nhân, hậu quả của BLHĐ và biện pháp tăng cường phòng ngừa BLHĐ hiệu quả.
Tổ chức tư vấn tâm lý lứa tuổi cho HS trong nhà trường với hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp qua các phương tiện (Hòm thư, email, điện thoại, mạng xã hội…) Tổ chức câu lạc bộ tự quản của HS. Phát huy vai trò của học sinh trong việc nâng cao nhận thức, phát hiện và ngăn chặn các hành vi có tính bạo lực trong nhà trường.
Tổ chức ký cam kết giữa học sinh – nhà trường và gia đình về một số điều tối thiểu để xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
- Hình thức tự giáo dục của cá nhân học sinh: bản thân HS phải tích cực, chủ động tự rèn luyện, tự giáo dục thì hoạt động giáo dục mới đạt được hiệu quả cao.
Các phương pháp GDPNBLHĐ cho học sinh
- Các phương pháp hình thành ý thức cá nhân
Các phương pháp đặc thù trong chương trình dạy và học pháp luật thay thế, hỗ trợ cho phương pháp truyền thống (phương pháp thuyết trìnhtrong nhà trường, các cơ sở giáo dục đã triển khai bằng giáo án điện tử, slide).
Trong đó có nhiều phương pháp rất phù hợp cho đối tượng, tạo được sự giao lưu, thân thiện, bày tỏ được những ý kiến, phản biện riêng cho từng đối tượng như phương pháp trực quan, phương pháp lấy ý kiến, hỏi đáp, đóng vai, phương pháp tình huống... những hoạt động này làm cho người học phải liên tục động não, suy nghĩ, hợp tác tích cực với người dạy; tạo sự gần gũi, mà cịn có tác dụng tạo ấn tượng, in sâu trong tâm trí người học những hình ảnh, những tình huống, những câu hỏi, những phương án trả lời gắn bó mật thiết với các nội dung giáo dục pháp luật giáo viên muốn chuyển tải và người học có thể áp dụng ngay để phòng ngừa BLHĐ trong thực tiễn.
- Các phương pháp hình thành kinh nghiệm xã hội
Các lực lượng giáo dục sử dụng các phương pháp: giao việc, tập luyện, rèn luyện nhằm lôi cuốn HS vào những công tác đa dạng và phong phú của tập thể, qua đó giúp HS ý thức đầy đủ ý nghĩa cơng việc mình làm và tích cực hoạt động trong công tác tuyên truyền phòng ngừa BLHĐ; cho HS thực hiện đều đặn và có kế hoạch các hành động đúng đắn nhất định, nhằm biến những hành động đó thành thói quen ứng xử, thành kỹ năng và kỹ xảo; đồng thời, HS thể nghiệm thái độ, nhận thức của mình về BLHĐ trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.
Phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh
- Các phương pháp như nêu gương, khuyến khích, động viên, khích lệ, khen thưởng.... qua đó tạo thói quen từ học tập đến hành động, từ ứng xử đến hình thành nhân cách, tâm lý của các em trong cuộc sống, học tập hàng ngày, kịp thời phát hiện, tố giác và lên án các hành vi, biểu hiện BLHĐ...
- Phương pháp trách phạt: Đây là phương pháp biểu thị thái độ phản đối, phê phán những hành vi sai trái trong vấn đề BLHĐ của HS so với các chuẩn mực mà xã hội quy định.
1.3.4. Lực lượng tham gia vào hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT
Các sở giáo dục và đào tạo
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phịng ngừa BLHĐ và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các
hành vi BLHĐ.
Xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Xây dựng và triển khai kế hoạch phịng ngừa BLHĐ; phân cơng rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để việc thực hiện kế hoạch hiệu quả; lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh chưa ngoan.
Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về PNBLHĐ, giáo dục kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tích cực nêu gương người tốt việc tốt, đề cao sự gương mẫu của thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.
Các tổ chức tại địa phương
Xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức ở địa phương như: Cơng an, Đồn Thanh niên, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức… để bảo đảm an ninh, an tồn trường học, phịng, chống bạo lực học đường.
Có hoạt động cụ thể trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức PNBLHĐ cho HS như: tọa đàm, phổ biến luật, tuyên dương các tấm gương tiêu biểu...
Phối hợp với nhà trường giải quyết các sự việc có tính chất nghiêm trọng và phối hợp với nhà trường theo dõi, giáo dục HS tại địa phương.
Cuối năm học cần có hoạt động tổng kết, đánh giá và đưa ra phương hướng hoạt động cho năm sau.
Các tổ chức Đoàn thể
Phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật; kiến thức, kỹ năng về PNBLHĐ cho học sinh.
Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về PNBLHĐ trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường. Xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, BLHĐ lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn thanh niên.
Tổ chức các cuộc thi như: văn nghệ, vẽ tranh, thể dục thể thao, sáng tạo trẻ...
nhằm giúp HS thể hiện năng khiếu và giao lưu học hỏi kinh nghiệm; qua đó thắt chặt tình đồn kết giữa các HS.
Phụ huynh học sinh
Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, quan tâm dạy dỗ, yêu thương cho con cái.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Có hình thức can thiệp và xử lý phù hợp nếu có hiện tượng bạo lực xảy ra với con em mình.
1.3.5. Các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT đường cho học sinh THPT
Về nhân lực
GV cần thực hiện hiệu quả việc giảng dạy nội dung xây dựng trường học an tồn, phịng ngừa BLHĐ lồng ghép trong các mơn văn hóa; các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp và các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm.
CBQL cần phân công rõ trách nhiệm người đứng đầu và các vị trí giáo viên chủ nhiệm; thường xun đơn đốc, kiểm tra và đánh giá cán bộ, giáo viên trong việc triển khai xây dựng trường học an tồn, phịng ngừa BLHĐ.
Gia đình và các lực lượng xã hội cần phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục toàn diện HS.
Về cơ sở vật chất
Ngành Giáo dục và các địa phương phải tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp cho các cơ sở giáo dục theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại.
Về chính sách
Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học được phổ biến tới toàn thể CB, GV, NV và HS; đặc biệt là các quyết định quản lý về xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thận thiện, an tồn.
Cần có sự sáng tạo đa dạng, lựa chọn phương pháp giáo dục – kỷ luật phù hợp với từng đối tượng HS, phù hợp với văn hóa nhà trường khơng nên áp dụng cứng nhắc các biện pháp kỷ luật.
Cần có sự quan tâm đến các GV, tổ chức trong nhà trường tham gia GDPNBLHĐ cho HS (chính sách đãi ngộ, xét thi đua...)
Về tài chính
Cần trích ngân sách nhà nước bố trí trong dự tốn ngân sách hàng năm; nguồn chi thường xuyên của cơ sở giáo dục.
Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT cho học sinh THPT
kiểm tra, đánh giá: quy trình thực hiện, lực lượng tham gia, kết quả đạt được.
Từ đó, rút ra những vấn đề cịn thiếu sót để khắc phục và những ưu điểm cần được phát huy trong phương hướng hoạt động của năm sau.
Khi kiểm tra, đánh giá không làm GV và HS lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin. Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp đối tượng được đánh giá liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đánh giá đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống...
Phương pháp kiểm tra – đánh giá
Nhà quản lý phải hiểu được triết lý về đánh giá: (1) đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh; (2) đánh giá là quá trình học tập; và (3) đánh giá về kết quả học tập, giáo dục.
Kiểm tra, đánh giá lại quy trình quản lý từ khâu lập kế hoạch cho đến kết quả đạt được. Đồng thời cả cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục trong hoạt động GDPNBLHĐ cho HS.
Cần đa dạng hóa tối đa các hình thức đánh giá như đánh giá bằng nhận xét “tích cực” (cịn gọi là “kỷ luật khơng nước mắt”), đánh giá qua hồ sơ, bằng sản phẩm của chính học sinh… đánh giá xác thực (sử dụng các tình huống có tính mục đích, mơ phỏng từ thực tiễn cuộc sống…)
Tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua việc thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường trong nhà trường như: hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,... Theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ BLHĐ.
Kịp thời xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo. Cùng với đó, đẩy mạnh cơng tác phát hiện và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong thực hiện phịng ngừa BLHĐ.
Hình thức xử lý HS vi phạm đủ tính răn đe và mang tính giáo dục cao.
Có hình thức điều chỉnh, hoàn thiện mục tiêu, nội dụng, phương pháp GDPNBLHĐ cho học sinh.